Tâm linh hôm nay

Tưng bừng Lễ hội Xuân chùa Tam Chúc

Sáng qua, ngày 16 - 2- 2019 (tức 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Ban quản lý chùa Tam Chúc tổ chức Lễ hội Xuân Tam Chúc năm 2019. Lễ hội đã thu hút được đông đảo Phật tử, du khách gần xa đến tham dự.

>Tin tức Phật giáo nổi bật

Bài liên quan

Khai mạc Lễ khai hội xuân Ngọa Vân 2019

Lễ hội hoa đăng hồ Tây Đắk Mil Kỷ Hợi 2019

Lễ Truy niệm và Cung tống Kim quan Cố Ni trưởng Thích Giác Hạnh nhập Bảo tháp

Dự lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS TƯ GHPGVN; Hòa thượng thích Gia Quang - Phó chủ tịch HĐTS – trưởng ban ban truyền thông TƯ. GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm- Phó chủ tịch HĐTS- Trưởng ban Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó chủ tịch HĐTS – Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Tánh – Phó chủ tịch HĐTS- Trưởng ban kiểm soát TƯ; Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch - Tổng thư ký HĐTS GHPGVN cùng Chư tôn đức trong Ban thường trực HĐTS. GHPGVN, Chư tôn đức trong BTS GHPGVN tỉnh Hà nam và đông đảo tăng ni, phật tử, du khách thập phương dự Lễ hội Xuân Tam Chúc năm 2019.

Về tham dự Lễ Khai hội xuân chùa Tam Chúc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương.Đây là lễ hội được phục dựng lại câu chuyện cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản: Chùa Vàng – Tràng An – Cố đô Hoa Lư – Chùa Bái Đính – Vân Long (Ninh Bình) – Chùa Đồng Tâm (Hòa Bình) – Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Chùa Hương Sơn – Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Truyền thuyết kể lại rằng, Ba Sao gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng lung linh. Sau đó người đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao đó. 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa Thất Tinh sau này được đổi thành chùa Ba Sao (chùa Tam Chúc) thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Tam Chúc - phát biểu khai mạc lễ hội Xuân Tam Chúc năm 2019.

Lễ hội chùa Tam Chúc xuân Kỷ Hợi được tổ chức với các nghi lễ chính như: Niệm Phật cầu gia hộ, lễ thỉnh chuông, đánh trống khai hội, tổ chức lễ dâng hương cầu Quốc thái dân an, tổ chức lễ rước nước ở hồ Tam Chúc, rước chuông bình an, rước nước lên chùa Ngọc...Đây là sự kiện mở đầu chào mừng Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc (Vesak) 2019 diễn ra từ ngày 12.5 đến 14.5.2019 tại chùa Tam Chúc.

Phúc Thịnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tung-bung-le-hoi-xuan-chua-tam-chuc-d33903.html)

Tin cùng nội dung

  • Cán bộ, công chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công đi hội, không liên hoan ảnh hưởng đến thời gian làm việc.
  • Cán bộ, công chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công đi hội, không liên hoan ảnh hưởng đến thời gian làm việc.
  • Tết đến nhà nào cũng vậy, trên bàn ăn đầy ắp những món ăn Việt, Tây, Tàu... Không ai có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của thức ăn, nhất là trong những ngày này. Vì vậy, là phụ nữ trong gia đình, người nội trợ khéo léo luôn tìm cho gia đình mình những loại thức ăn thật an toàn, bổ dưỡng nhưng không làm tăng trọng lượng cơ thể để các thành viên trong gia đình có sức khỏe về thể chất và tinh thần cùng nhau du xuân.
  • Lễ hội Trung thu của thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được sách kỷ lục Guiness công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam.
  • Vẫn có hiện tượng người dân xé rào vượt đồi lên đền Trung. Tuy nhiên,năm nay tại những lối đó, ban tổ chức đã chăng lưới thép B40. Đặc biệt, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, luôn có lực lượng đứng chốt tại khu vực này hướng dẫn, ngăn cản người dân không tự xé rào.
  • Môi trường ẩm ướt do mưa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, gây hư hỏng ...
  • Để đảm bảo tối đa an ninh dịp lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cấm du khách, kể cả phóng viên đài báo, sử dụng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình từ trên không (flycam).
  • Cũng như các địa phương khác trên cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhân dân các dân tộc ở Lâm Ðồng lại rộn ràng bước vào mùa lễ hội.
  • Ở nơi thâm sơn cùng cốc (Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) đang gìn giữ lễ hội đánh cá hết sức độc đáo.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY