Sức khỏe hôm nay

Tưởng bị đau bụng vì sa âm đạo, cô gái phát hoảng khi thấy “thứ này” trôi ra khỏi cơ thể

Cơn đau khiến cô gái tưởng như “chết đi sống lại”, nhưng sau đó cô càng hoang mang và sợ hãi hơn khi thấy thứ này trôi ra khỏi cơ thể của mình.

Cách đây không lâu, Chess đã chia sẻ về một trải nghiệm kinh hoàng mà cô mới trải qua trên kênh TikTok cá nhân. Cô nàng 19 tuổi cho biết, cô đã đặt vòng tránh thai từ năm 2015. Kể từ đó, chu kỳ kinh nguyệt của cô luôn không đều, thậm chí có năm cô còn không có kinh nguyệt.

Gần một năm trước, Chess gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn vào tháng 4/2021. Dù đang đặt vòng tránh thai nhưng đối mặt với sự thay đổi của cơ thể, Chess vẫn nghi ngờ rằng cô đã mang thai nên quyết định mua que thử về thử và kết quả âm tính.

3 tháng sau đó, cô vẫn cảm thấy rất nghi hoặc nên thử thai lần nữa nhưng kết quả vẫn như lần đầu. Đến lúc này, cô mới yên tâm cho rằng cô không mang thai, có lẽ là do cô mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS) mà thôi. “Tôi chỉ cảm thấy hơi tức bụng một chút, không có gì đáng lo ngại cả nên cũng không tới bệnh viện thăm khám”, Chess chia sẻ.

Chess từng gặp phải một số vấn đề về sức khỏe cách đây gần 1 năm và cô nghĩ rằng đó là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Nhưng đột nhiên một ngày, cô gái này lại bị đau bụng dữ dội khiến cô phải chạy ra chạy vào nhà vệ sinh liên tục. Chess nói: “Tôi bị đau bụng và đau lưng dưới dữ dội, cơn đau khiến tôi tưởng như ‘chết đi sống lại vậy’. Tôi phải chạy vào nhà vệ sinh liên tục vì quá đau. Cứ sau 15 phút, bụng tôi lại cồn cào. Tôi và bạn cùng phòng đã lên kế hoạch đi ra ngoài từ trước nhưng giờ đây tôi lại phải nằm bẹp trên giường”.

Sau đó, quần của Chess bị ướt do nước từ hạ vị chảy ra và cô nàng này nghĩ rằng cô bị đau bụng tới mức tè ra quần. Cô cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách như tắm nước nóng, nhảy từ bên này qua bên kia,… nhưng vô ích.

Một lúc sau, Chess cảm thấy ở hạ vị của cô có “thứ gì đó” đang trôi ra. Những tưởng đó là âm đạo của mình bị tụt xuống nên cô nàng đã ra sức dùng tay ấn nó vào bên trong. “Thành thật mà nói, lúc đó tôi nghĩ rằng dạ dày của tôi đang làm mọi cách để tống khứ thứ gì đó ra ngoài và tôi nghĩ rằng tôi bị sa âm đạo, thứ đang trôi ra chính là âm đạo của mình”, Chess kể lại.

Nhưng dù cố gắng thế nào thì cô cũng không thể cản được “thứ đó”. Tuy nhiên, không phải cô bị sa âm đạo mà đó là một đứa trẻ, khiến cô nàng vô cùng sửng sốt và hoảng sợ.

Con trai của Chess.

Hóa ra, cơn đau bụng mà cô vừa phải chịu đựng là cơn đau chuyển dạ và giờ đây cô đã làm mẹ. Những nghi ngờ trước đây của cô đều đúng.

Khi thử thai lần đầu tiên, Chess đang mang thai tháng thứ 5, lần thử thai thứ 2 là khi cái thai đã được 8 tháng, nhưng trớ trêu là kết quả thử thai đều âm tính. Hơn nữa, ngoại hình của cô không có gì thay đổi, bụng cô vẫn rất nhỏ trong suốt thời gian này khiến cô mới nhầm tưởng rằng mình bị hội chứng ruột kích thích.

Tôi bị vỡ ối mà cứ tưởng mình bị đau bụng tè ra quần. Tôi thậm chí còn đẩy đầu con trai vào vì nghĩ đó là âm đạo của mình”, Chess sợ hãi khi nhớ lại.

Khi bế đứa trẻ trên tay ngồi trong nhà vệ sinh, Chess run rẩy gọi cho mẹ mình, kể lại những gì cô vừa trải qua. Trong lúc chờ mẹ tới, sản phụ cũng cố gắng lấy lại bình tĩnh để gọi xe cấp cứu. “Tôi bế con trên tay và hét lên đó là một đứa trẻ khi nói chuyện với mẹ. Bạn bè tôi cũng hoảng sợ không kém, dọa phá cửa để xông vào vì khi đó tôi đã khóa cửa từ bên trong”, Chess nói.

Do sống gần đó nên mẹ của sản phụ không lâu sau đã tới nơi để hỗ trợ con gái trước khi xe cứu thương đến. Lúc vào bệnh viện, các y bác sĩ ở đây cũng vô cùng sốc khi nhìn Chess, bởi lẽ bụng cô lúc này đã xẹp lép, không hề giống với một người mới sinh con xong.

Vì còn quá trẻ và đứa bé tới quá đột ngột nên ban đầu Chess có ý định để ai đó nhận nuôi con mình. Nhưng thời điểm ẵm con vào lòng, sản phụ đã thay đổi suy nghĩ. Cô quyết định giữ con lại để tự mình chăm sóc, nuôi dạy và trong đầu cô lúc đó chỉ nghĩ tới việc đặt cho con trai một cái tên thật hay.

Hiện Chess và con trai vẫn đang ở trong bệnh viện, chờ sức khỏe của đứa bé ổn định thì họ sẽ xuất viện về nhà.

Theo các chuyên gia, không có biện pháp tránh thai nào đạt hiệu quả 100%. Vòng tránh thai có hiệu quả tránh thai kéo dài trong khoảng từ 3-10 năm, tỷ lệ ngừa thai của phương pháp này là 98%, tức phụ nữ vẫn có thể mang thai khi đã đặt vòng tránh thai.

Nguyên nhân khiến phụ nữ vẫn mang thai khi đã đặt vòng tránh thai thường là do vòng tránh thai di chuyển và lún sâu vào tử cung hoặc không được đặt đúng vị trí, gây mất hiệu quả ngừa thai.

Xem thêm:

Mùa đột quỵ lại sắp đến, cần thực hiện ngay 10 lưu ý quan trọng này

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/tuong-bi-dau-bung-vi-sa-am-dao-co-gai-phat-hoang-khi-thay-thu-nay-troi-ra-khoi-co-the-32512/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY