Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ứng phó với Covid-19 theo cách người Sài Gòn

TP HCM-Mỗi khi nghe tiếng còi cấp cứu dưới khu nhà, ở quận 3, chị Hoàng Thị Thu Hồng luôn bước ra ban công để xem có ai nhiễm nCoV được đưa vào bệnh viện.

Cuối tuần trước, khi hàng xóm có người mắc bệnh, chị Hồng, 43 tuổi, trở nên lo lắng, ra hiệu Thu*c mua bộ dụng cụ test nhanh Covid-19 cho gia đình.

"Tôi cũng mua Thu*c cảm cúm và hạ sốt, sẵn sàng cho trường hợp bất cứ ai trong nhà nhiễm bệnh", chị nói.

Chị hồng không phải người duy nhất chuẩn bị cho tình huống xấu trong bối cảnh covid-19 bùng phát ở thành phố. khi cả nước đối phó với hoàn cảnh đầy thách thức, người dân tại tp hcm cố gắng theo dõi báo đài để nắm bắt mọi thông tin. tính đến sáng 7/8, thành phố ghi nhận hơn 115.000 ca nhiễm ncov.

Chị Trương Thị Triều, 47 tuổi, sống trong một khu vực bị phong tỏa ở quận 3, đọc tin tức mới nhất mỗi tối. Bên cạnh xem các kênh tin tức truyền thống để có cái nhìn chung về diễn biến nhanh chóng của đại dịch, chị cũng lên mạng xã hội tìm hiểu tình hình khu phố.

Thông qua những nhóm chat, chị biết được người hàng xóm nào đã nhiễm nCoV, bao giờ họ nhập viện. Chị cũng tham gia những nhóm trực tuyến nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm điều trị Covid-19 tại nhà. Chị ghi lại nhiều số điện thoại quan trọng như đường dây nóng hỗ trợ địa phương, thông tin liên lạc của tài xế cứu thương, người cung cấp bình oxy miễn phí và nhiều người khác.

"Mọi người chuẩn bị bằng cách cập nhật thông tin về Covid-19", chị nói.

Dược sĩ tại một nhà Thu*c ở TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhiều người đã tiêm vaccine Covid-19, song vẫn lo mắc bệnh. Họ chuẩn bị bộ kit xét nghiệm nhanh, nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo độ bão hòa oxy, Thu*c hạ sốt, giảm đau và các bệnh nhẹ khác.

Chị Nguyễn Mai Uyên Trúc, giáo viên mầm non, đã tiêm liều vaccine đầu tiên nhưng vẫn lo lắng cho mình và người thân. Bà mẹ hai con đã mua dự trữ tất cả Thu*c men cần thiết và tìm hiểu phương pháp điều trị tại nhà cho những ca nhiễm nCoV không triệu chứng.

"Tôi cũng lưu lại tất cả các bài báo hướng dẫn cách xét nghiệm Covid-19 tại nhà, những video được chứng nhận của bác sĩ về bài tập thở cho người bệnh", chị nói.

Chị nhắc nhở chồng con uống Thu*c để tăng cường đề kháng, uống nước chanh mỗi ngày nhằm bổ sung vitamin.

Nhiều người lường trước tình cảnh phải xa gia đình nếu nhập viện. Họ dạy con cái sống tự lập hơn.

Trước đại dịch, giống như nhiều học sinh trung học khác, Nguyễn Gia Bảo, 16 tuổi, luôn bận rộn với việc học tập, chỉ phụ giúp việc nhà như giặt giũ, dọn dẹp vào cuối tuần. Công việc bếp núc thường được phó thác cho mẹ. Gia Bảo thỉnh thoảng ra ngoài ăn với bạn bè vào những dịp đặc biệt.

Nhưng kể từ khi làn sóng Covid-19 thứ tư bắt đầu vào cuối tháng 4, mẹ đã dạy cậu cách làm những món om và hầm rau củ cơ bản.

"Vì không còn dịch vụ giao hàng nữa, tôi đã dạy con nấu ăn để có thể sống tốt nếu có chuyện gì xảy ra với tôi và chồng", mẹ cậu giải thích. Bà cũng hướng dẫn cậu cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.

Hy vọng

Sau hai tháng thực hiện giãn cách xã hội với nhiều cấp độ khác nhau, người dân tp hcm biết rằng tiêm chủng là nguồn hy vọng duy nhất để chấm dứt cơn ác mộng covid-19.

Tại thành phố hơn 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên, đến nay hơn 1,6 triệu người đã được tiêm vaccine.

Ở nhiều vùng lân cận, người dân sát sao theo dõi tiến độ tiêm chủng, khuyến khích người khác đăng ký và chuẩn bị cho cả bản thân.

"Hàng xóm tôi nói cô ấy bị sốt nhẹ sau liều đầu tiên, vì vậy gia đình tôi đã mua một số loại Thu*c", Nguyễn Hoàng Lan, ở quận 11, cho biết. Cô sẽ tiêm vaccine trong tuần này.

Một thiếu niên tại tp hcm giúp gia đình làm việc nhà. ảnh: hữu khoa

Tại 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, 624 điểm tiêm chủng được thành lập. Nhóm ưu tiên là lao động tuyến đầu, người cao tuổi và người có bệnh nền.

Những ngày gần đây, thành phố đã triển khai các đội tiêm chủng lưu động ở một số cơ sở cách ly và các khu vực bị phong tỏa để đẩy nhanh tiến độ.

Lãnh đạo tp hcm cho biết thành phố đang tận dụng thời gian giãn cách xã hội để tiêm khoảng một triệu liều vaccine cho dân. thành phố đã mở rộng số trung tâm tiêm chủng, dự kiến 70% trong số 9 triệu dân sẽ được tiêm một liều vaccine trong tháng này.

Song để đạt được mục tiêu đó, trong cuộc họp với Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 mới đây, thành phố đề nghị chính phủ và Bộ Y tế cung cấp thêm vaccine.

Trong khi nhiều người cao tuổi đã chủng ngừa, những người trẻ vẫn đang nóng lòng đợi đến lượt tiêm. Họ cũng chuẩn bị phương án đối phó nếu không may nhiễm virus.

Tại quận 3, chị Hồng lau sạch ban công và xịt cồn khử khuẩn mỗi ngày, lo ngại virus từ phía hàng xóm mắc bệnh có thể lưu lại trong không khí.

"Tôi bị đau họng vào tuần trước và sợ rằng mình đã nhiễm nCoV. Vì vậy, tôi kiểm tra khứu giác liên tục. Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm khi xét nghiệm sau đó là âm tính", chị nói. "Nhưng tôi không biết khi nào thì virus sẽ tìm đến mình và gia đình, vì vậy tôi đã tập kỹ thuật thở cho người mắc Covid-19 trong trường hợp cần thiết".

Đăng Khoa - Long Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ung-pho-voi-covid-19-theo-cach-nguoi-sai-gon-4336384.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY