Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Ung thư ác tính khi mang thai, cả mẹ và con được bác sĩ cứu sống

Phát hiện ung thư vòm mũi họng ác tính khi đang mang thai ở tuần thứ 20, chị H. liên tục bị chảy máu mũi, họng, tính mạng của 2 mẹ con đều nguy hiểm.

Phát hiện ung thư vòm mũi họng ác tính khi đang mang thai ở tuần thứ 20, chị h. liên tục bị chảy máu mũi, họng, tính mạng của 2 mẹ con đều nguy hiểm.

 

Ngày 10/11, bác sĩ trần minh trường, phó giám đốc bệnh viện chợ rẫy (tp.hcm) cho biết, bệnh viện vừa phối hợp liên khoa, liên viện cứu sống 2 mẹ con sản phụ t.t.h.h. (ngụ đức trọng, lâm đồng) mắc ung thư vòm họng ác tính giai đoạn 3 khi đang mang thai tuần thứ 20.

Ung thư ác tính khi mang thai, cả mẹ và con được bác sĩ cứu sống

chị h. được các bác sĩ theo dõi sát và hội chẩn liên tục để tìm phương pháp cứu cả hai mẹ con

Theo đó, chị H. bị chảy máu mũi họng, nôn ra máu liên tục nên đi thăm khám tại bệnh viện địa phương và được chẩn đoán u sùi vòm xuất huyết, thiếu máu khi mang thai.

Sau đó, chị được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị trong tình trạng suy kiệt, thở bằng miệng khó khăn, mũi phải nhét vật liệu để cầm máu, có hạch cổ bên phải to.

Chị được thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết khối u. kết quả cho thấy khối u ác tính đang hoại tử, tăng sinh nhiều mạch máu, khối u bít kín vòm mũi họng xâm lấn lên trên sàn mũi.

Mặc dù các bác sĩ tích cực thực hiện các biện pháp cầm máu nhưng mỗi ngày chị h. vẫn ói 200-300 ml máu. tình trạng này tiếp diễn sẽ khiến chị h. và cả thai nhi có thể Tu vong bất cứ lúc nào.

Theo bác sĩ trường, đây là ca bệnh nặng và hiếm, nếu cứ chảy máu liên tục như vậy chị h. sẽ có thể suy đa cơ quan, suy thai và mất tim thai bất cứ lúc nào.

“nghe được tim thai của bệnh nhân còn đập rõ ràng, khỏe mạnh buộc tôi nghĩ bằng mọi cách cần cứu sống cả mẹ lẫn con. vì vậy, bệnh viện đã hội chẩn liên khoa và phối hợp với khoa sản bệnh viện hùng vương để lên phương án cứu hai mẹ con”, bác sĩ trường chia sẻ.

Ung thư ác tính khi mang thai, cả mẹ và con được bác sĩ cứu sống

các bác sĩ đã quyết định cắt bỏ khối u cho chị h. thay vì hóa trị hay xạ trị

Theo phác đồ điều trị đối với ung thư vòm họng, bệnh nhân phải thực hiện xạ trị kết hợp hóa trị. tuy nhiên, sau nhiều lần hội chẩn ê-kíp quyết định mổ cắt toàn bộ khối u cho chị h.. bởi chị h. đang mang thai, xạ trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Dù vậy, chị h. vẫn phải dùng Thu*c, các bác sĩ cũng cân nhắc và lựa chọn để thai nhi không bị tác dụng phụ, đồng thời, quyết tâm dưỡng thai tối đa để thai nhi phát triển khỏe mạnh. bên cạnh đó, bác sĩ vẫn phải tiên lượng tình huống xấu là chấm dứt thai kỳ nếu có biến chứng xảy ra.

Tại phòng mổ, chị h. vẫn chảy máu ở mũi họng liên tục. vì vậy, vừa cắt khối u các bác sĩ phải vừa thực hiện kẹp đốt các mạch máu nuôi u để máu không chảy vào đường thở gây bít tắc. bệnh nhân đã được truyền 19 đơn vị hồng cầu lắng, 9 đơn vị huyết tương và 5 khối tiểu cầu.

Ung thư ác tính khi mang thai, cả mẹ và con được bác sĩ cứu sống

Sau phẫu thuật chị H. không còn chảy máu mũi họng

Sau ca phẫu thuật, chị h. hết chảy máu mũi họng, thở mũi thông thoáng, ăn uống được. lúc này, thai nhi được 24 tuần tuổi, tim thai tốt, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. tuy nhiên, chị h. vẫn phải thực hiện phác đồ hóa trị. các bác sĩ đã nghiên cứu kỹ y văn để tìm ra phác đồ ít tác dụng phụ nhất cho thai nhi.  

Sau 4 đợt hóa trị, điều trị tích cực và dưỡng thai đến 35 tuần, chị h. được các bác sĩ bệnh viện hùng vương mổ bắt thai. em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 2,3 kg.

Ung thư ác tính khi mang thai, cả mẹ và con được bác sĩ cứu sống

Sau quá trình điều trị tích cực và theo dõi, chị H. được mổ lấy thai ở tuần thứ 35

Hiện tại sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, khối u vòm mũi họng của chị h. khô thoáng, không chảy máu mũi. cả hai mẹ con được xuất viện về nhà. tuy nhiên, chị h. sẽ phải quay lại tiếp tục điều trị ung thư trong thời gian tới theo chỉ định của bác sĩ.

Theo bác sĩ trường, ung thư vòm mũi họng trên sản phụ chỉ được ghi nhận vài trường hợp trong y văn thế giới. trường hợp của chị h. được xem là ca đầu tiên của việt nam được phẫu thuật thành công.

Chị h. xúc động nói: “tôi không nghĩ mình có thể sống và sinh được con. nhưng qua sự hỗ trợ tận tình của các y bác sĩ đã cứu 2 mẹ con tôi. cảm giác như mình ch*t đi sống lại. bây giờ, tôi chỉ mong hết bệnh để sống và chăm con”.

Liên Anh

Bác sĩ nín thở mò đường xuyên đêm cứu bé sơ sinh nguy kịch

Bác sĩ nín thở mò đường xuyên đêm cứu bé sơ sinh nguy kịch

Gần 20 tiếng không ngủ, ekip bác sĩ mò đường xuyên đêm trong sương mù để kịp đến vùng địa đầu tổ quốc vận chuyển bé sơ sinh nguy kịch.  

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/ung-thu-ac-tinh-khi-mang-thai-ca-me-va-con-duoc-bac-si-cuu-song-687613.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY