12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

UNG THƯ ĐẠI TRÀNG- phát hiện sớm có thể sống khỏe mạnh được hơn 20 năm

Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Đây là bệnh thường gặp ở nam giới và thứ 2/10 ở nữ giới.

Tỷ lệ mắc cao, tử vong cao. Ung thư đại tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Theo các chuyên gia nhận định ung thư đại trực tràng có khả năng chữa khỏi cao nếu như được phát hiện sớm. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?

Ảnh minh họa

Trong "Bách Khoa Thư Bệnh Học" của NXB Giáo Dục, Giáo sư Nguyễn Văn Vân đã mô tả rất chi tiết căn bệnh ung thư trực tràng như sau:

Ung thư đại tràng là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, thường gặp ở cả hai giới, nhưng ở nam nhiều hơn; lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 30-60. Năm 1989, tại Bệnh viện Việt - Đức, trung bình mỗi tuần mổ một bệnh nhân. Hầu hết những bệnh này (ở thành phố cũng như nông thôn) đều đến bệnh viện muộn. Vì vậy, có một số trường hợp không cắt bỏ được khối ung thư.

Ung thư đại tràng đứng hàng thứ hai, ngang với ung thư nguyên phát. Từ năm 1970-76, Bệnh viện Việt - Đức đã có 157 bệnh nhân đến điều trị. Qua theo dõi bệnh nhân sau mổ, số người sống thêm 5 năm nhiều hơn số người bị ung thư dạ dày, ung thư gan hoặc thực quản.

Nguyên nhân của ung thư đại trực tràng

Đến nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân của ung thư đại tràng. Nhiều giả thuyết và nhận xét đã được nêu ra. Qua những bệnh nhân được điều trị của Bệnh viện Việt - Đức, chúng tôi thấy hầu hết bệnh nhân là người lao động chân tay, ít người lao động trí óc; ở đồng bằng, số người bị bệnh nhiều hơn; một số ít bệnh nhân trong tiền sử bệnh polip rải rác ở đại tràng hoặc đại tràng có viêm loét chảy máu.

Về đại thể, thông thường có 3 loại: loại gây hẹp, loại sùi và loại phát triển trong thành đại tràng. Loại gây hẹp thường thấy ở đại tràng xích ma, ở chỗ tiếp nối giã đại tràng xích ma với trực tràng. Tổn thương là một u nhỏ làm cho lòng đại tràng bị chít hẹp. Đoạn đại tràng ở phía trên và ở phía dưới có bị thâm nhiễm nhưng không dài, chỉ khoảng vài cm. Đoạn ở trên to và chứa nhiều phân.

Về vi thể, có 3 loại: ung thư biểu mô trụ, hình tuyến ống hay tuyến nang; ung thư biểu mô không biệt hóa, trên tiêu bản thấy tế bào ung thư khác hẳn tế bào của niêm mạc bình thường và sắp xếp theo những bề dày hoặc mỏng, tiêu lượng xấu vì tế bào ung thư sinh sản nhnh và lan nhanh; thể nhầy rất hiếm, trên tiêu bản thấy nhiều tế bào ung thư tiết ra chất nhầy và nằm trong những đám nhầy.

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Hầu hết bệnh nhân đến bệnh viện muộn vì ở thời kì đầu, rất khó phát hiện ung thư và dễ chẩn đoán làm với viêm đại tràng và kiết lị.

Các triệu chứng chức năng của ung thư đại trực tràng

Ở thời thì đầu có thể là đau hoặc đau âm ỉ, bệnh nhân chịu đựng được hoặc đau nhiều, thành cơn. Cơn đau không ăn nhịp với bữa ăn, xuất hiện bất cứ lúc nào. Có trường hợp không đau nhưng lại có cảm giác nặng bụng. Không phải bao giờ tổn thương ung thư cũng ở dưới điểm đau. Có khi ung thư đại tràng trái nhưng điểm đau lại ở hố chậu phải. Rối loại tiêu hóa: táo bón thường xuyên xuất hiện sau đau. Thuốc nhuận tràng chỉ có tác dụng tạm thời. Thuốc tẩy cũng vậy. Đai tiện lỏng, ngày 4-5 lần; trong phân có lẫn mãu và mủ, do đó dễ lầm với kiết lị. Có bệnh nhân bị táo bón, có bệnh nhân bị ỉa chảy. Chảy máu đường ruột: rất ít khi đại tiện ra máu đỏ tươi. Thông thường trong phân có máu và mủ. Do đó bệnh nhân trên 50 tuổi, mặc dù trong tiền sử có kiết lị hay trĩ, vẫn phải chú ý tìm ung thư đại tràng.

Triệu chứng cụ thể của ung thư đại trực tràng

Các triệu chứng chức năng kể trên chỉ cho hướng chẩn đoán, cần khám bụng. Nếu chưa u có thì rất khó chẩn đoán, kể cả nắn sâu cũng không thấy một hiện tượng bất thường nào. Có trường hợp chỉ thấy trướng bụng nhẹ, đều, hoặc manh tràng bị trướng và hơi đau nhẹ. Nếu có u thì chẩn đoán dễ hơn. Nắn u bên phải dễ thấy hơn vì nó thường to hơn bên trái. Phải phân biệt u ở đại tràng với u ở túi mật, ở gan, ở dạ dày, ở thận. Chẩn đoán phân biệt bằng chụp đại tràng.

Triệu chứng X-quang của ung thư đại trực tràng

Để chẩn đoán xác định, phải chụp đại tràng. Chụp đại tràng cho biết có u hay không và vị trí của nó. Nhưng không phải trong trường hợp nào cũng phát hiện được khối u. Nếu lần đầu trên phim có hình ảnh nghi ngờ thì phải chụp lại. Có thể có những hình ảnh sau: hình hẹp, tương ứng với ung thư thể vòng, dễ lầm với hình ảnh đại tràng co thắt. Trong co thắt hình hẹp không thường xuyên, thay đổi vị trí. Trong ung thư, hình hẹp tồn tại thường xuyên và không thay đổi vị trí.

Vì vậy phải chụp nhiều lần để so sánh. Hình khuyến tương ứng với ung thư thể sùi, ở một bên hay cả hai thành đại tràng. Bờ nham nhở, khúc khuỷu. Nếu có hình khuyết là do u ở ngoài đè vào thì bờ đều đặn và nhẵn. Hình ổ loét được thấy rõ khi phần lớn baryt đã tiêu khỏi đại tràng, thể hiện trên phim bằng một ổ đọng thuốc. Hình ổ loét thường đi kèm với hình khuyết. Hình cắt cụt tương ứng nơ có tổn thương. Theo dõi đường đi của baryt thấy baryt dừng lại đột ngột. Xoa thành bụng không thấy baryt tiến thêm. Nâng cao bình đựng baryt, chỉ thấy đoạn đại tràng ở phía dưới tổn thương giãn to. Hình ảnh này thường gặp trong ung thư đại tràng gây tắc ruột hay trong trường hợp lồng ruột non vào đại tràng.

Soi trực tràng-đại tràng

Trong khi soi, có thể làm thêm sinh thiết. Với ống soi thẳng, chỉ phát hiện được u từ hậu môn đến cuối của đại tràng xích ma. Sử dụng ống soi mềm có thể kiểm tra toàn bộ khung đại tràng nhưng hiện nay phương pháp này chưa được phổ biến vì máy đắt tiền và dễ hỏng.

Kháng nguyên CEA (kháng nguyên phôi ung thư biểu mô carcinoma embryonic antigen): Năm 1965, Gold và Freedman thấy trong máu bệnh nhân ung thư đại tràng có CEA và coi đó là một kháng nguyên đặc hiệu. Sau này người ta thấy nó cả trong một khối u lành tính và ác tính khác. Tuy vậy, CEA vẫn được dùng để kiểm tra sau mổ.

Tóm lại, một người cao tuổi từ trước tới nay tiêu hóa vẫn bình thường, gần đây có rối loạn tiêu hóa với các đợt đại tiện lỏng hoặc táo bón hoặc đi đại tiện lỏng xen kẽ với táo bón, kèm theo thể trạng mệt mỏi, da xanh, sút cân hoặc đôi khi có hội chứng bán tắc ruột thì phải nghĩ đến ung thư đại tràng và làm các xét nghiệm nói trên.

Một số bệnh nhân khác đến khám vì có khối u nằm trên khung đại tràng hoặc với bệnh cảnh tắc ruột cấp tính. Triệu chứng lâm sàng nhiều hay ít, giống hay khác nhau là tùy theo vị trí của khối u ung thư.

Ung thư đại tràng phải

Thông thường là một khối u. Nếu ở manh tràng hay ở 1/3 phải đại tràng ngang, u di động nhiều, còn ở đại tràng lên hay ở góc gan phải thì di động ít. Nếu u đã dính vào thành bụng hay vào cơ quan lân cận thì hoặc không di động hoặc di động ít. Càng di động nhiều, mổ càng dễ và sau khi mổ ít có biến chứng. Kinh nghiệm cho biết trong khi mổ thường thấy khối u to hơn khi ước lượng qua nắn thành bụng trước mổ. U càng to càng có nhiều mô dính xung quanh và vì vậy, khi lấy u có nguy cơ làm tổn thương các cơ quan lân cận.

U ở đại tràng phải ít khi làm hẹp, gây tắc ruột, mặc dù nó thường to hơn u ở đại tràng trái. Nó là một khối u bị nhiễm khuẩn nhiều. Khi mở khối u thấy có nhiều ổ mủ trong thành hoặc ở trên mặt của nó. Do đó, về lâm sàng dễ lầm với apxe ruột thừa hoặc apxe túi mật. Nắn bụng có thể thấy khối u di động ít nhiều. Nều là ung thư manh tràng thì u nằm ở hố chậu phải, dễ lầm với lao góc hồi – manh tràng. Nếu u ở góc dan thì u lớn mới nắn thấy và dễ lầm với u ở gan hay ở thận.

Điều trị: Phải mổm mổ phiên hay mổ cấp cứu. Trong mổ phiên, hoặc cắt nửa đại tràng phải, nối tắt giữa hồi tràng với đại tràng ngang, mở thông manh trang hoặc mở thăm dò.

Cắt bỏ nửa đại tràng, chỉ có thể tiến hành ở những bệnh nhân đến với, còn những thủ thuật như nối tắt, mở thông manh tràng, mổ thăm dì thì dành cho những trường hợp u quá do, dính nhiều, tình trạng bệnh nhân xấu, đã có di căn. Trong thực tế, chỉ sau khi mở bụng thăm dò khối ung thư và các bộ phận lân cận mới quyết định được nên dùng phẫu thuật nào.

Khối u làm tắc ruột hoặc khối u bị thủng (thường thấy sau thụt baryt, bơm hơi hoặc uống thuốc tẩy) thì tất nhiên phải mổ cấp cứu.

Trong 7 năm (1970-1976), chúng tôi đã mổ 82 trường hợp: cắt nửa đại tràng phải 50 trường hợp (72%); nối tắ 17 trường hợp; mở thông manh tràng 6 trường hợp.

Ung thư đại tràng ngang

Ung thư đại tràng ngang gặp ít hơn ung thư đại tràng phải và đại tràng trái. Trong 7 năm (1970-76), trong số 82 trường hợp ung thư đại tràng chúng tôi chỉ gặp 12 trường hợp ung thư đại tràng ngang. Do đại tràng ngang thường dai và di động dễ dàng, u ở đoạn này có thể thấy ở bất cứ vùng nào trong hố bụng và khi tiến triển, có thể dính với gan, mật, dạ dày, ruột non, đại tràng xích ma, phần phụ, tử cung và cả với bàng quang.

Lòng đại tràng ngang rộng nên u ít khi gây tắc ruột. Cũng như u ở các giai đoạn đại tràng khác, u đại tràng ngang dễ bị nhiễm khuẩn. Tổn thương ung thư có thể ở một trong 3 dạng sau: dạng u thường to, mô u giống mô não, thấy nhiều ở đoạn 1/3 phải và đoạn 1/3 giữa; dạng thắt: đoạn có ung thư bị co thắt lại, thành cứ, thấy nhiều ở 1/3 trái; dạng loét rất hiếm. Chẩn đoán trong giai đoạn đầu rất khó. Đến giai đoạn có u thì chẩn đoán dễ hơn nhưng cũng có thể đễ lầm với u ở các cơ quan khác. Chẩn đoán xác định phải chụp đại tràng.

Điều trị: Phải mổ, cắt nửa đại tràng, nếu khối u ở góc gan hoặc ở 1/3 phải. Cắt bỏ toàn bộ đại tràng ngang nếu khối u ở 1/3 giữa. Cắt bỏ 1/2 đại tràng trái nếu khối u ở 1/3 hoặc ở góc trái.

Ung thư đại tràng trái

Khối u ở đại tràng có những tính chất chung: u nhỏ; có xu hướng làm đẹp lòng đại tràng; có loại bị thâm nhiễm cứng; đoạn bị cứng khi dài khi ngắn, thường gặp ở đại tràng xích ma; chẩn đoán dựa nhiều vào X-quang; điều trị phẫu thuật đã tiến bộ nhiều và kết quả cũng tốt hơn.

Tại Bệnh viện Việt-Đức trong 7 năm (1970-76) trong số 157 ca ung thư đại tràng thì ung thư đại tràng phải: 82 (52,2%); ung thư đại tràng ngang: 12 (7,6%); ung thư đại tràng trái: 63 (40,1%); trong đó ung thư góc trái: 11 (17,4%); ung thư đại tràng xuống: 5 (7,9%); ung thư đại tràng xích ma: 28 (44,4%); ung thư ở chỗ tiếp nối giữa đại tràng xích ma và trực tràng: 19 (30,1%).

Chẩn đoán xác định phải dựa vào X-quang nhưng cũng có trường hợp bỏ sót khối u còn nhỏ hoặc kĩ thuật chụp không đúng. Những biến chứng thường gặp là tắc ruột, thủng, apxe quanh khối u, di căn.

Tắc ruột

Trong số 175 trường hợp ung thư đại tràng nêu trên, có 48 trường hợp (30%) phải mổ cấp cứu vì tắc ruột.

Hầu hết các trường hợp tắc ruột là do khối u làm tắc lòng đại tràng. Trong một số trường hợp, vì thành đại tràng có khối u bị viêm, phù nề nên lòng đại tràng vốn đã hẹp lại càng hẹp hơn. Một số nguyên nhân nữa làm tắc ruột là lồng ruột, thường khối u ở manh trang lồng vào đại tràng lên.

Tắc ruột ở đại tràng dễ bị chẩn đoán muộn vì triệu chứng không quan trọng. Tình trạng toàn thân tuy có xuống nhưng bao giờ suy sụp ngay. Bệnh nhân có đau những chịu đựng được. Nôn ít vì tắc ruột ở thấp và càng thấp càng ít nôn. Buồn nôn hay đầy hơi là chính. Không có trung tiện. Có bệnh nhân không trung tiện nhưng vẫn đại tiện được. Phân ở dưới chỗ tắc được thải hết.

Phải nắn khắp bụng, chủ yếu vùng khung đại tràng. Trong khi nắn có trường hợp không rõ tiếng óc ách của nước ở trong ruột. Nắn xong phải thăm trực tràng. Nếu là tắc ruột thì bóng trực tràng rỗng, không có phân. Có khi nhờ thăm trực tràng mà pháu hiện được u ở trực tràng.

Chẩn đoán xác định dựa vào X-quang. Trên phim chụp không chuẩn bị, thấy toàn bộ khun gđại tràng giãn to (tắc ở đầu dưới đại tràng xích ma, hoặc trên khung có một chỗ hẹp, đó là chỗ bị tắc. Ở bệnh nhân đến sớm, không thấy hình ảnh mức nước – hơi trong ruột non, do đó loại trừ được tắc ruột non. Bệnh nhân đến muốn, có hình ảnh mức nước – hơi trong ruột non; ngoài ra còn thấy mức nước trong hố bụng. Phải chụp đại tràng có chuẩn bị. Baryt không được để quá cao gây áp suất lớn, có thể làm thủng chỗ bị tắc (một biến chứng rất nguy hiểm). Khi chụp, phẫu thuật viên cần phải có mặt để biết có tắ không, tắc ở đoạn nào, tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Điều trị: Cần mổ ngay. Nếu bệnh nhân già yếu, tắc ruột đã lâu thì mở thông trên chỗ bị tắc bằng gây tê. Nếu bệnh nhân trẻ, trình trạng toàn thân còn tốt, u bên trái dễ lấy, chưa có di căn thì cắt 1/2 đại tràng phải rồi nối theo phương pháp Quénu. Nếu không lấy được khối u hay đã có di căn thì nối tắt hồi tràng vào đại tràng ngang.

U bên trái: Nếu đã lấy và chưa có di căn thì cắt 1/2 đại tràng trái hay cắt bỏ đoạn có khối u. Có thể nối ngay rồi làm thêm mở rộng thông ở trên chỗ nối (thường là mở thông manh tràng). Nối ngay và không mở thông là tốt nhất. Nếu không nối ngay thì có thể đưa cả hai đầu đại tràng (sau khi cắt bỏ khối u) ra ngoài hố bụng; chỉ đưa đầu trên ra ngoài hố bụng, đống kín đầu dưới rồi 2-3 tuần sau, khi đại tràng đã được chuẩn bị cẩn thận nối lại hai đầu. Nếu không lấy được khối u, hoặc khối u đã có di căn, chỉ nên nối tắc hoặc làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Nối tắt: u ở góc trái hoặc ở đại tràng xuống thì nối ngay đại tràng ngan và đại tràng xích ma. Nối tắt có lợi cho bênh nhân vẫn đại tiện được.

Thủng

Trong số 157 trường hợp đã nêu trên, có 9 trường hợp thủng (5,7%). Bệnh nhân đến bệnh viện với hội chứng viêm phúc mạc hoặc tắc ruột. Tỉ lệ tử vong sau mổ rất cao (55%). Bệnh nhân chết không phải vì mổ mà vì nhiễm khuẩn nặng. Lỗ thủng có thể ở ngay khối u hoặc ở ngoài khố u, ở gần hoặc ở xa khối u (tắc ở đại trang xích ma nhưng thủng ở manh tràng). Quyết định xử lí tùy theo vị trí của lỗ thủng và tình trạng toàn thân của bệnh nhân.

Apxe quanh khối u

Không hiêm nhưng chẩn đoán khó, dễ lầm với apxe ruột thừa, viêm túi mật cấp tính, apxe phần phụ.

Dù ở bên phải hoặc bên trái, trước hết phải trích apxe. Khi mủ đã bở nhiều (7-10 ngày sau), mở bụng kiểm tra khối u và các cơ tuqan trong hố bụng rồi tùy tình trạng bệnh nhân và vị trí của khối u mà xử trí.

Di căn

Xuất hiện ở phúc mạc thành bụng, ở gan hoặc ở buồng trứng, các hạch. Thông thường, trong khi mổ mới phát hiện thấy di căn. Sau mổ có thể có di căn ở phổi, phát hiện bằng chụp phổi. Theo dõi tài phát hoặc di căn sau mổ bằng lượng CEA.

Điều trị ung thư đại tràng

Điều trị ung thư đại tràng đạt kết quả tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tốt, mà yêu tốt quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm. Cole cho biết, những bệnh nhân bị ung thư đại tràng được phát hiện tình cờ và được mổ sớm thì 82% sông thêm trên 5 năm. Trái lại, những bệnh nhân đã có triệu chứng của ung thư rồi mới đi khám và được mổ sau mổ chỉ 45% sống thêm được trên 5 năm. Có nhiều phương pháp diều trị bằng phẫu thuật, hóa chất, X-quang hoặc kết hợp phẫu thuật với hóa chất, X-quang. Cho đến nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính.

Điều trị bằng hòa chất: có khả năng diệt trừ tế bài ung thư nhưng không diệt được tế bào ung thư cuối cùng. Do đó, hóa chất thường được kết hợp với phẫu thuật, X-quang. Dù hóa chất làm giảm một số lớn tế bào ung thư, số còn lại dùng phẫu thuật lấy nốt; hoặc hóa chất dùng sau phẫu thuật, diệt trừ những tế bào ung thư mà phẫu thuật không lấy hết được. Hiện nay, sự kết hợp giữa phẫu thuật với chó chất ngày càng được dùng rộng rãi.

Hóa chất diệt trừ không những tế bào ung thư mà cả một số tế bào bình thường như hạch cầu. Do đó, bệnh nhân phải được theo dõi thường xuyên.

Điều trị bằng tia phóng xạ: Tia phóng xạ cũng được kết hợp với phẫu thuật nhưng ít hơn so với hóa chất. Thông thường, tia phóng xạ được chỉ định cho những trường hợp không còn khả năng điều trị bằng phẫu thuật và những truồng hợp tái phát sau phẫu thuật.

Điều trị phẫu thuật: Theo thông kê của chúng tôi, số bệnh nhân được mổ: 80%; tỉ lệ tử vong chung: 14%; cắt bỏ được khối u đại tràng phải: 72%; cắt bỏ được khối u đại tràng trái: 53,9%; sống thêm trên 5 năm: u đai tràng phải 30%, u đại tràng trái 26,4%, u đại tràng ngang 33%.

Phẫu thuật làm một thì, hiện nay được dùng nhiều hơn. Kết quả trước mắt so với cách đây 20-30 năm có tốt hơn nhưng kết quả lâu dài không hơn bao nhiêu vì yếu tố đến sớm, mổ sớm là quan trọng nhất. Dù có phẫu thuật viên giỏi, gây mê hồi sức tốt, điều trị kháng sinh tốt, song nếu bệnh nhân đến muộn, mổ chậm thì kết quả vẫn xấu.

Điều trị ung thư đại tràng không có biến chứng nhằm cắt bỏ đoạn đại tràng có khố u cùng với các hạch và mạc treo đại tràng tương ứng. Chuẩn bị bệnh nhân: nâng cao thể trạng và điều chỉnh các rối loạn sinh lí nếu có. Trước mổ, hàng tuần cho ăn chế độ ít chất bã, dùng kháng sinh đường ruột, thụt tháo thật sạch. Các phương pháp phẫu thuật: Phương pháp triệu để: tùy theo vị trí của ung thư, tiến hành các phẫu thuật cắt bỏ đại tràng phải; cắt bỏ đại tràng trái; cắt bỏ đại tràng ngang. Cùng với đại tràng, cắt bỏ một phần hay toàn bộ một hay nhiều cơ quan trong hố bụng bị ung thư xâm lấn. Phương pháp tạm thời: Khi có thể cắt bỏ được khối u nhưng không thể lấy được di căn của nó thì chỉ cắt bỏ đoạn đại tràng có khối u để đề phòng các biến chứng chảy máu, tắc ruột, thủng mà khối u có thể gây ra.

Điều trị ung thư đại tràng có biến chứng: Nếu tắc ruột do ung thư đại tràng phải, thì nối hồi tràng với đại tràng ngang; mở thông manh tràng; cắt đại tràng phải, không nối ngay mà đưa hai đầu ra ngoài; cắt đại tràng phải nối theo phương pháo Quénu. Nếu tắc ruột do ung thư đại tràng trá, thì làm hậu môn nhân tọa ở đoạn đại tràng phía trên khối u. Trong khi mổ phải đánh giá theo tình trạng ung thư để quyết định thái độ xử trí về sau: hoặc mổ lại sau 2-3 tuần để phẫu thuật điều trị triệt để, hoặc không mổ nếu không có khả năng cắt bỏ. Nếu apxe, làm dẫn lưu ổ apxe. Nếu thủng, có thể cắt bỏ đoạn đại tràng có khối u thủng và đưa hau đầu ruột ra ngoài.

Trong thời gian hậu phẫu, phải dùng kháng sinh. Nhưng biến chứng vẫn có thể xảy ra: bục miệng nối rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm. Thường xảy ra từ ngày thứ 5-10 sau mổ. Có nhiều nguyên nhân: đầu đại tràng để nối không được nuôi dưỡng tốt; sau nối, miệng nối bị căng; mỏm cắt đại tràng để nối bị nhiễm khuẩn. Điều trị tất nhiên là phải mổ lại, lâu hố bụng, đưa 2 đầu ruột ra ngoài hố bụng. Kết quả sau mổ rất xấu.

Tắc ruột sớm: trong những tháng đầu sau mỏ, bệnh nhân có thể bị tắc ruột, thường là tắc ruột non. Tắc ruột muộn: Nhưng năm sau mổ, bệnh nhân vẫn có thể bị tắc ruột, có thể ruột non bị tắc hoặc miệng nối bị thu hẹp, tắc ruột non gặp nhiều hơn. Miệng nối bị tắc thất nhiều sau nối tận – tận, rất ít khi thấy sau nối tận – bên hay nối bên – bên. Miệng nối bị thu hẹp rồi bị tắc thường do ung thư tái phát ngay tại miệng nối. Dù tắc sớm hay tắc muộn cũng phải mổ. Kết quả không được tốt vì bệnh nhân thường là người già yếu.

Tóm lại, đối với ung thư đại tràng, phải phát hiện bệnh thật sớm. Nếu phải mổ thì chỉ cần mổ một lần là tốt nhất. Sau mổ phải có kiểm tra định kì (3 tháng, 6 tháng, 1 năm)

T.H

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/ung-thu-dai-trang-phat-hien-som-co-the-song-khoe-manh-duoc-hon-20-nam-26730/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY