Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Ung thư thần kinh - nghe tưởng là u não nhưng thật ra có thể khởi phát ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bạn phải xem chừng

Bạn cần phải đến bác sĩ ngay khi bắt đầu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này để tránh gặp biến chứng về sau.

Hôm 29/4 vừa qua, diễn viên người nổi tiếng Hollywood người Ấn Độ Irrfan Khan đã qua đời sau 2 năm chống chọi với căn bệnh Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thần kinh

Cho đến hiện nay, nguyên nhân thật sự của các khối u thần kinh vẫn chưa được xác định chính xác. Bởi các khối u bắt đầu hình thành khi các tế bào thần kinh bỗng nhiên thay đổi (đột biến) DNA của chính mình. Những thay đổi này khiến các tế bào thần kinh sản sinh nhanh chóng và tạo thành khối u.

Ung thư thần kinh xảy ra khi các tế bào phải hình thành nhiều khối u và phải kiểm soát những khối u đó. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người khi có khối u thần kinh đều bị ung thư thần kinh. Điều này còn phụ thuộc vào một số điều kiện như:

- Di truyền: Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư thì khả năng bạn mắc bệnh này sẽ cao.

- Tuổi tác: Ung thư thần kinh thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi.

- Có bệnh lý nền: Những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thuộc nhóm nguy cơ cao có khả năng bị ung thư thần kinh.

Trên thực tế, có một số khối u thần kinh phát triển rất chậm, nhưng có những khối u lại biến thành ung thư ác tính xâm lấn phá hủy các mô của cơ thể hoặc di căn sang các bộ phận khác.

Triệu chứng của bệnh ung thư thần kinh

Mặc dù tùy thuộc vào loại khối u và vị trí của nó, nhưng thông thường những người bị mắc bệnh ung thư đều có chung những triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, giảm cân không kiểm soát được. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thấy đau ở một khu vực cụ thể hoặc sờ thấy một khối u ở dưới da.

Nếu bạn có một khối u thần kinh ác tính, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của cơ thể, dẫn đến các tình trạng: Tiêu chảy, phát ban, đường huyết cao, mất trí nhớ.

Do đó, bạn cần phải đến bác sĩ ngay khi bắt đầu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm sinh thiết hoặc xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp họ chẩn đoán bệnh. Nội soi và siêu âm cũng được sử dụng để tìm các khối u. Sau khi được chẩn đoán, bạn có thể sẽ được điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật, hóa trị và Thu*c.

Nguồn: Times

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ung-thu-than-kinh-nghe-tuong-la-u-nao-nhung-that-ra-co-the-khoi-phat-o-bat-ky-bo-phan-nao-tren-co-the-ban-phai-xem-chung-20200507234448814.chn)

Tin cùng nội dung

  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY