Dinh dưỡng hôm nay

Uống nhiều sữa có tốt hay không?

Ngày nay điều kiện kinh tế đầy đủ hơn, sữa cũng không còn quá thiếu thốn. Chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, việc lạm dụng sữa sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ sức khoẻ.

Mới đây, Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận khám và tư vấn cho trường hợp bé 18 tháng tuổi. Bệnh nhi được chẩn đoán thiếu máu, thiếu sắt. Trao đổi với bố mẹ bé, bác sĩ Sang phát hiện bệnh nhi mỗi ngày uống khoảng 1.000ml sữa và không ăn thêm thức ăn khác.

Bác sĩ Sang chia sẻ, "lạm dụng sữa tươi" đang là vấn đề to lớn đối với dinh dưỡng trẻ em Việt Nam hiện nay. Hậu quả khiến trẻ rời vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, biếng ăn, rối loạn phát triển...

Trẻ uống sữa thay thế bữa ăn sẽ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, ảnh minh hoạ.

Các bệnh nhi lạm dụng sữa đến khám đều có có đặc điểm chung như sau:

- Bố mẹ giao chính việc nuôi con cho ông bà. Ông bà không đủ sức để chạy theo trẻ cho ăn cơm, ăn cháo nên đã cho trẻ uống sữa.

- Bố mẹ và ông bà chăm 50/50. Nhưng khi trẻ không ăn thì quăng cho hộp sữa để còn làm việc hay ăn cơm.

- Dụ trẻ bằng ipad, TV... để chúng ăn. Khi trẻ đã chán biến ăn thì được cho uống sữa.

- Giao hết mọi việc cho người giúp việc. Kể cả bệnh sử nhiều bố mẹ không kể được, gọi người giúp việc ra kể.

Theo bác sĩ Sang, 6 tháng đầu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ uống sắt liều giống lúc mang. Từ 6 tháng - 1 tuổi nên chọn sữa công thức giàu sắt (đọc thành phần) làm sao đủ cho bé 11mg sắt nguyên tố/ngày. 1 tuổi - 3 tuổi: nhu cầu săt của trẻ 7 mg/ngày.

Sau 3 tuổi: chế độ ăn nhiều thịt cá và rau xanh đảm bảo lượng sắt cho bé, không cần thiết uống sắt bổ sung. Nên xét nghiệm máu cho bé tại thời điểm: 4 – 12 – 18 – 24 – 36 tháng tuổi.

"Trẻ từ 12 tháng tuổi không uống quá 500-600 ml sữa/ngày. Trong 100ml sữa tươi chứa 70-100 kcal. Bé 12.5kg thì nhu cầu năng lượng dao động từ 1.000-1.100 kcal mỗi ngày, tùy vào mức độ vận động của bé (PA).

Nếu một đứa trẻ biếng ăn, bỏ ăn hay chậm tăng cân, trách nhiệm đầu tiên là thuộc về cha mẹ chúng ta. Hãy nghiêm túc ngồi lại với nhau cùng tìm cách giải quyết, cùng tìm cách đưa cân nặng – chiều cao con đạt chuẩn…", bác sĩ Sang nói.

Sắt là một yếu tố vi lượng, có vai trò rất quan trọng tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ. Thiếu sắt sẽ khiến cho trẻ bị ốm đau, trẻ em khi sinh ra kém phát triển.

- Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan.

- Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.

- Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.

- Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzyme hệ miễn dịch.

Bác sĩ Sang tư vấn chế độ ăn cho bé 18 tháng tuổi, thiếu máu thiếu sắt do uống 1000ml sữa tươi mỗi ngày như sau:

7h-8h: bế bé lên bàn ăn dành riêng cho bé, để trước mặt bé một tô bánh canh hoặc nui, kèm thịt hoặc cá xé nhuyễn. Giới thiệu với con về món ăn. Để bé tự ăn hoặc hỗ trợ đút bé, sau 30 phút, bất kể bé ăn nhiều hay ít dọn đồ ăn và cho bé đi chơi.

    Nguyên nhân gây đau răng

  • Nắng nóng đầu mùa, coi chừng kiệt sức, ngất xỉu, đột quỵ do nhiệt: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu

  • Cách thoát khỏi sự khó chịu của nhiệt miệng nhanh nhất

9h-10h: cho bé 1 loại trái cây cắt miếng nhỏ vừa miệng và để trẻ bốc ăn.

11-12h: bế bé lên bàn ăn dành riêng cho bé, để trước mặt bé một tô bánh canh hoặc nui, kèm thịt hoặc cá xé nhuyễn. Giới thiệu với con về món ăn. Để bé tự ăn hoặc hỗ trợ đút bé, sau 30 phút, bất kể bé ăn nhiều hay ít dọn đồ ăn.

12-15h: Cho bé đi ngủ hoặc nằm, không tivi, điện thoại... không cần ép bé ngủ vì một số bé chưa có thói quen ngủ giờ đó, chỉ cần bé nằm yên, nằm tự chơi cũng được

15-16h: ăn 1 ít sữa chua hoặc ván sữa, tốt nhất là 1 hộp

8h: ăn cơm cùng gia đình, đặt bé lên bàn, bày thức ăn, quan sát bé thích gì thì đưa cho bé tự bốc bỏ vô miệng, tương tự sau 30 phút dọn dẹp đồ ăn.

20h: cho bé ăn 1 ít sữa chua hoặc ván sữa hoặc bữa ăn phụ nhưng cũng bế bé trên bàn ăn

21h: cho bé uống 1 hộp sữa tươi, vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi đi ngủ.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/uong-nhieu-sua-co-tot-hay-khong-20200508173134326.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY