12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Uống rượu trong dịp Tết và những điều tối kỵ không được phạm phải

Một số người chọn cách thư giãn sau bữa tiệc buổi tối bằng cách kéo nhau đến phòng tắm, xông hơi. Nhưng họ không biết rằng điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, sau khi uống rượu nhịp tim và lưu lượng máu sẽ tăng dẫn tới huyết áp tăng cao, có thể gây đột quỵ, tử vong.

Những điều tuyệt đối không nên làm sau khi uống rượu:

Tắm sau khi uống rượu

Một số người chọn cách thư giãn sau bữa tiệc buổi tối bằng cách kéo nhau đến phòng tắm, xông hơi nào đó. Nhưng nhiều người không biết rằng điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, sau khi uống rượu nhịp tim và lưu lượng máu sẽ tăng dẫn tới huyết áp tăng cao.

Nếu tắm vào thời điểm này, telangiectasia sẽ làm tăng huyết áp hơn nữa, điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người có tiền sử huyết áp cao, có thể gây đột quỵ, tử vong. Do đó, tốt nhất chỉ năm tắm khoảng 2 - 3 giờ sau khi uống rượu bia.

Tập thể dục

Cồn có tác dụng lợi tiểu, sau khi uống rượu lượng nước trong cơ thể sẽ mất đi càng nhanh và nhiều hơn, lúc này nếu ta vận động mạnh sẽ càng làm cơ thể mất nước nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, tập thể dục còn khiến cơ thể chúng ta rất dễ hạ đường huyết, tăng nguy cơ tiêu cơ vân cấp tính. Tiêu cơ vân cấp tính là một bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt phức tạp khi trở thành suy thận cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.

Vấn đề đường huyết và huyết áp cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới não và tim mạch, gây ra nhiều nguy cơ tử vong do đột tử.

Móc họng nôn sau khi uống rượu

Một số người sau khi uống rượu, muốn làm giảm lượng rượu trong người để tiếp tục cuộc vui thì thường móc họng nôn, điều này giúp mọi người có thể uống lâu và nhiều rượu hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia lại cảnh báo rằng hành động này rất nguy hiểm và không nên áp dụng.

Cụ thể, điều này rất có hại cho dạ dày như viêm thực quản mãn tính, loét dạ dày. Nếu làm điều này trong thời gian dài sẽ khiến ung thư dạ dày.

Ngoài ra, một tác hại nữa mà không nhiều người nghĩ tới đó là việc ức chế dạ dày kiểu này có thể khiến áp lực cơ thể tăng cao, gây đột quỵ, tắc thở... dẫn tới tử vong.

Không uống trà và cafe sau khi uống rượu

Tuy là một loại thức uống có thành phần kích thích hệ thần kinh giúp tinh thần tỉnh toán, minh mẩn nhưng nếu bạn dùng rượu và uống cà phê ngay sau đó sẽ khiến tim có nguy cơ đập nhanh do chất cồn kết hợp với caffeine và nguy hại cho não.

Bên cạnh đó trà tuy có tác dụng giải rượu nhưng nguy cơ gây hại cho tim mạch khá cao vì đây là hai chất có thành phần kích thích mạnh và lâu ngày có thể dẫn đến thừa acid uric gây sỏi thận.

Uống rượu đúng cách trong ngày Tết là như thế nào?

Khi uống rượu nên uống từ từ, để giải rượu có thể dùng chung với trà đặc. Các loại bánh kẹo ngọt và thức ăn cay nóng không nên dùng chung khi đang uống rượu, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế bởi lúc đó, có thể sẽ nhanh bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.

Tuyệt đối không pha rượu: không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,...thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Một vài trường hợp có thể bị mất tri giác. Chính vì vậy, không nên uống rượu khi đói, bởi nó là nguyên nhân làm tăng nhanh nồng độ cồn trong máu.

Rượu gây mất nước bởi sự hoạt động của rượu như một thuốc lợi tiểu

Khi rượu đi vào gan được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Những đối tượng uống rượu thường xuyên sẽ dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ dẫn đến nguy cơ bị xơ gan nếu lâu ngày không được chữa trị. Lưu lượng máu đến gan sẽ giảm, chức năng gan cũng bị hạn chế.

Uống rượu đúng tiêu chuẩn, đúng liều lượng và tuyệt đối không pha rượu

Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.

Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày, và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.

Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.

Những đối tượng đang dùng aspirin, không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh. Trường hợp nếu phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không uống rượu.

Không sử dụng đồng thời cả rượu và cafein. Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Cafein gây kích thích tăng huyết áp, và nhịp tim. Khi kết hợp cả 2, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.

Khi uống rượu nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu. Nên uống nước lọc trước khi uống rượu. Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/uong-ruou-trong-dip-tet-va-nhung-dieu-toi-ky-khong-duoc-pham-phai-28653/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY