Ngồi ôm mặt ngán ngẩm trước bát cháo để nguội, ông Tính đau khổ vì bụng thì đói nhưng răng lại nhức...
Ngồi ôm mặt ngán ngẩm trước bát cháo để nguội, ông Tính đau khổ vì bụng thì đói nhưng răng lại nhức, ăn cháo đã 2 hôm liền nên người ông mệt lả. Không những đau răng mà khớp chân của ông cũng giở chứng theo thời tiết, hơn nữa ông lại rất... ngại đi gặp bác sĩ nên ông cứ chần chừ đợi con đi làm ở xa về rồi tính.
Đúng lúc ấy, ông Bản sang chơi, mách ông
uống Thuốc aspirin thì sẽ hết đau ngay. Ra chiều hiểu biết, ông Bản nói:
- Tôi hay bị đau khớp,
uống Thuốc này là đỡ liền. Đây là loại Thuốc chống viêm, giảm đau rất tốt đấy ông ạ, có khi còn khỏi luôn cả đau răng và đau khớp ấy.
Nghe nói Thuốc hay thế, lại đang trong lúc muốn giảm đau ngay tức khắc nên ông Tính thúc giục vợ đi mua Thuốc về uống ngay. Đúng như lời ông Bản nói, chỉ sau
uống Thuốc khoảng 1 tiếng, ông Tính đã thấy hết cả đau răng mà khớp cũng bớt nhức. Ông vội gọi điện cho con đang ở thành phố là đã có Thuốc tốt rồi, con không cần về đưa đi bệnh viện nữa...
Nhưng chỉ được 2 ngày
uống Thuốc thì bụng của ông lại ngâm ngẩm đau, rồi ông nôn ra cả máu. Lúc này thì chẳng đợi con về được nữa mà ông phải gọi xe đưa đi cấp cứu ngay. Chẳng cần thăm khám gì nhiều, bác sĩ đã nhanh chóng kết luận ông bị xuất huyết dạ dày do aspirin.
Bác sĩ cho ông biết: Aspirin là loại Thuốc cổ điển được dùng để giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ức chế kết tập tiểu cầu. Thuốc cũng được chỉ định trong các trường hợp viêm cấp tính và mạn tính như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm thoái hóa xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp. Ngoài ra, với tác dụng chống tập kết tiểu cầu nên Thuốc được dùng để điều trị dự phòng thứ phát các trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người bệnh có tiền sử về những bệnh này. Tuy nhiên, Thuốc có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, đặc biệt là tác dụng trực tiếp lên niêm mạc dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa, nên ngày nay Thuốc chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt và phải được theo dõi chặt chẽ.
Aspirin không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày bằng tác dụng trực tiếp trên niêm mạc, mà còn ảnh hưởng thông qua cơ chế thần kinh, thể dịch nữa, nghĩa là sau khi Thuốc ngấm vào máu sẽ có tác động đến hệ thần kinh và thể dịch gây tăng tiết dịch vị... có thể gây nên loét cấp tính và chảy máu dạ dày. Chính vì tác dụng phụ nguy hại như vậy, nên ngày nay trong các chỉ định hạ sốt giảm đau đã được thay thế bằng Thuốc khác như paracetamol - một loại Thuốc cũng có tác dụng hạ sốt giảm đau nhưng ít tác dụng phụ hơn...
Khi ông Tính ra viện, bác sĩ đưa cho ông đơn Thuốc và dặn:
- Bác đã có phản ứng với aspirin, do vậy tuyệt đối không được sử dụng Thuốc này trong bất kỳ tình huống nào, trừ khi có đơn của bác sĩ và phải dùng trong bữa ăn. Trong đơn Thuốc này cháu đã kê cho bác cả Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, Thuốc chữa đau răng, Thuốc chữa khớp. Mỗi loại Thuốc cần uống vào lúc nào cháu đã ghi rõ, bác cứ thế mà thực hiện cho đúng nhé, nếu có hiện tượng lạ nào thì cần đến bệnh viện ngay. Còn cái răng đau của bác, khi nào điều trị cho hết viêm sưng, bác đến phòng khám nha khoa để được tư vấn tiếp, đừng tự ý
uống Thuốc mà lại thêm bệnh bác nhé.
Anh bác sĩ này tử tế thật - ông Tính nghĩ trong bụng - thế mà chỉ vì ngại mà ông đã tự làm khổ bản thân. Vừa thêm bệnh vừa thêm tiền Thuốc. Giờ thì ông rút kinh nghiệm rồi, không được tự ý
uống Thuốc, bệnh nào Thuốc đó, không dùng Thuốc theo mách bảo của người khác mà tiền mất tật mang.
Việt Hà