12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Uống trà cũng phải kiêng kỵ

(SKGĐ) Uống trà là thói quen bao đời nay của người phương Đông nhưng uống trà như thế nào để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

 

Uống trà sau bữa ăn, giảm hấp thu sắt

Trong lá trà có nhiều acid tannic, nếu bạn uống trà ngay sau khi ăn khoảng 15 phút, thì các chất dinh dưỡng như protein, sắt, lipid… có trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với acid tannic, gây khó tiêu, lượng sắt được hấp thu vào cơ thể sẽ giảm 50%. Vì vậy, nếu bạn áp dụng thói quen này lâu ngày sẽ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Nước trà để lâu không tốt cho bệnh nhân gout

Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy. Lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Đặc biệt, nước trà để lâu lượng acid cũng tăng lên, khi uống vào sẽ cực kỳ bất lợi cho người bị bệnh gout và bệnh tăng acid uric.

Uống trà sau khi pha 4-6 phút là tốt nhất.

Trà đặc gây rối loạn tiêu hóa, mất ngủ

Acid tannic trong nước trà đặc, khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B, sinh ra tình trạng thiếu vitamin B. Acid tannic còn làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trong trà có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn gây mất ngủ.

Thịt chó + nước trà = táo bón

Thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá trà có nhiều acid tannic. Nếu sau khi ăn thịt chó lại uống nước trà ngay, acid tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin. Đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc tồn tại trong phân sẽ bị cơ thể hấp thu gây hại cho sức khỏe.

Thuốc + nước trà = giảm tác dụng của thuốc

Uống thuốc bằng nước trà hoặc uống trà ngay sau khi uống thuốc sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc. Vì các chất có trong lá trà như acid  tannic, theine, caffeine... và các thành phần hóa học có trong thuốc không phải lúc nào cũng hòa hợp với nhau. Có rất nhiều loại thuốc có chứa các chất như các chất: glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid… khi kết hợp với nước trà sẽ làm cho thuốc kém hiệu quả, khó hấp thu.

Rượu + nước trà = rối loạn cương dương

Một số người sau khi uống rượu, thường uống thêm nhiều trà nhằm giải rượu, nhưng thực tế lại làm cho cơ thể nôn nao thêm. Lý do là vì trong trà cũng có chứa caffein, sự kết hợp này gây hại cho thận và hệ thống bài tiết; gây ra bệnh táo bón, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mà điển hình là rối loạn cương dương.

Ai không nên uống trà

- Người bị bệnh dạ dày: Chất tanic trong trà kìm hãm dung môi este phosphate có trong dạ dày. Khi hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm, tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra một lượng acid lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày nặng thêm.

- Bệnh nhân táo bón: Uống nước trà sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, khiến bệnh táo bón ngày càng nặng.

- Bệnh nhân gan: Chất caffein và tanic trong nước trà sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của gan, khiến gan bị suy yếu.

- Ngoài ra, bệnh nhân thiếu máu, rối loạn tâm thần, cao huyết áp, mất ngủ, phụ nữ đang mang thai hoặc sản phụ sau sinh cũng không nên uống trà.

H.D

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/uong-tra-cung-phai-kieng-ky-7826/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY