Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ưu tiên phổi hiến từ người Ch?t não cho bệnh nhân phi công

Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tiếp tục tìm kiếm nguồn phổi hiến phù hợp bệnh nhân 91, ưu tiên từ người hiến tặng Ch?t não.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, cho biết thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều ưu tiên lấy phổi hiến từ người Ch?t não và khuyến khích hiến tạng từ người Ch?t não.

"Trường hợp đặc biệt, hãn hữu mới lấy phổi từ người hiến sống như ca ghép đầu tiên Việt Nam vào tháng 2/2017 tại Bệnh viện Quân y 103", ông Phúc nói. Bệnh nhi 7 tuổi bị giãn phế quản bẩm sinh, suy hô hấp, được ghép cả hai lá phổi từ người hiến là bố và bác ruột. Mỗi người tặng một phần phổi của mình tạo thành hai lá phổi cho bé.

Theo ông Phúc, "bệnh nhân 91" sau khi có chỉ định ghép của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đang tích cực ưu tiên tìm nguồn hiến tặng từ người Ch?t não tương thích.

Vài ngày trước, có người Ch?t não hiến phổi phù hợp với nam phi công 43 tuổi người Anh, song rất tiếc phổi hiến không thể sử dụng do bị nhiễm trùng. Đến nay có khoảng 50 người đề nghị được hiến phổi để ghép cho bệnh nhân phi công, đều là người Việt, sống cả trong và ngoài nước.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, nơi trực tiếp điều trị "bệnh nhân 91", cho biết cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại xin hiến phổi.

"Có người bảo hai phổi của tôi khoẻ, xin hiến một lá. Thậm chí có người bảo bạn bè mỗi người hiến một mẩu, 10 người ghép lại là đủ phổi cho bệnh nhân", bác sĩ Châu nói.

Nhiều độc giả VnExpress nhờ kết nối bệnh viện hiến phổi cho nam phi công. Anh Lâm, 41 tuổi, ở Tây Ninh, cho biết đang sống độc thân, không hút Thu*c lá, sức khỏe tốt. "Tôi thấy thương anh phi công, nên dù phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe không tốt sau khi hiến phổi, thì tôi vẫn mong muốn được hiến một lá phổi để cứu anh ấy", anh Lâm bày tỏ.

Theo NCBI, trung bình mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 3.500 trường hợp cấy ghép phổi thành công. Ca phẫu thuật ghép phổi người đầu tiên thế giới thực hiện năm 1963.

Hầu hết bệnh nhân được chỉ định ghép phổi đều trong tình trạng nghiêm trọng, bệnh sẽ tiến triển nặng, không đáp ứng được bất cứ phương pháp điều trị nào khác. Bệnh nhân có thể Tu vong, hoặc tiên lượng từ 2 đến 3 năm nếu không phẫu thuật. Độ tuổi phù hợp để ghép phổi là dưới 50.

Theo Medscape, . Dù tiêu chí ở mỗi quốc gia và cơ sở y tế là khác nhau, tất cả vẫn cần đáp ứng một số yếu tố cơ bản.

Độ tuổi lý tưởng đến ghép phổi độc lập, hoặc ghép cả tim phổi là dưới 65. Người hiến tặng phải không có tiền sử ung thư, chưa từng bị chấn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc ngưng tim. Các xét nghiệm sàng lọc với HIV, viêm gan B và C cho kết quả âm tính. Nhóm máu của họ tương thích với A, B, O và kích thước phổi phù hợp với người nhận.

Hầu hết những người hiến tạng sẽ trải qua các cơn đau sau khi mổ. Lồng ngực của họ cũng được nối một ống thông trong khoảng vài ngày. Giống như người nhận tạng, người hiến có nguy cơ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, dù điều này khá hiếm gặp. Nghiên cứu trên 253 người hiến tạng cho thấy không ai Tu vong trong hoặc sau cấy ghép.

Hầu hết họ phải lưu theo dõi tại bệnh viện từ 9 đến 10 ngày. Quá trình hồi phục mất khoảng 4 đến 6 tuần. Lúc này, họ sẽ không thể làm việc, đi lại cũng khó khăn.

đa dạng, tùy thuộc vào các quốc gia và cơ sở y tế. Tại Mỹ, phẫu thuật ghép một lá phổi tốn hơn 800.000 USD. Để ghép hai lá phổi, người bệnh phải chi trả hơn một triệu USD. 

Chi phí ghép phổi tại Việt Nam khoảng 1,5-2 tỷ đồng. Với trường hợp "bệnh nhân 91", Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh nghiên cứu các quy định pháp lý, tìm kiếm nguồn tài trợ.

"Bệnh nhân 91", dương tính nCoV từ ngày 18/3, là người bệnh nặng nhất hiện nay. Diễn biến sức khỏe bệnh nhân thất thường, ngày càng xấu, 90% phổi không hoạt động, can thiệp ECMO 40 ngày, lọc máu. Các chuyên gia đầu ngành hội chẩn chỉ định ghép phổi, đánh giá đây là cơ hội cuối cùng cứu bệnh nhân.

Lê Phương - Chi Lê - Thục Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/uu-tien-phoi-hien-tu-nguoi-chet-nao-cho-benh-nhan-phi-cong-4100102.html)

Tin cùng nội dung