Hãng dược AstraZeneca hôm 14/3 thông báo không cung ứng đủ số vaccine tới Liên minh châu Âu (EU) theo kế hoạch, giáng một đòn vào nỗ lực tiêm chủng vốn chậm chạp của cả khối.
AstraZeneca cho biết vấn đề sản xuất và các hạn chế xuất khẩu là nguyên nhân gây ra
AstraZeneca bắt đầu phân phối vaccine cho EU vào tháng 2. Ban đầu, hãng đặt mục tiêu cung cấp 90 triệu liều trong quý 1 và 180 triệu liều trong quý 2. Đến nay, toàn khối mới nhận được 30 triệu liều vaccine. AstraZeneca giờ đây đặt mục tiêu cung ứng 100 triệu liều trong nửa đầu năm 2021.
Hãng cho biết đang "hợp tác với Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên để giải quyết vấn đề nguồn cung". EU hôm 14/3 phát biểu: "Chúng tôi biết rằng công ty gặp trục trặc trong chuỗi cung ứng và đang thảo luận thêm. Chúng tôi đang theo dõi".
Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm tại đại học oxford, anh, tháng 11/2020. ảnh: ny times.
Hình ảnh của gã khổng lồ dược phẩm anh - thụy điển cũng bị ảnh hưởng nhiều sau khi của hãng do lo ngại chứng máu đông.
Ireland và Hà Lan là hai nước mới nhất có động thái này. Giới chức Ấn Độ cho biết sẽ đánh giá kỹ hơn về tác dụng phụ sau tiêm chủng. Italy và Áo cấm sử dụng các liều vaccine từ những lô hàng riêng biệt. Thái Lan và Bulgaria tuần trước thông báo hoãn tiêm chủng để điều tra thêm. Tính đến ngày 8/3, châu Âu báo cáo 15 trường hợp đông máu ở chân, 22 ca thuyên tắc phổi.
Dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và chính AstraZeneca lần lượt nhấn mạnh vaccine không gây nguy cơ đông máu (huyết khối tĩnh mạch) và thuyên tắc phổi, tình hình không sáng sủa hơn.
Trong cuộc khảo sát của công ty dữ liệu yougov, công bố ngày 7/3, mức tin tưởng đối với vaccine của astrazeneca trong eu đã giảm nhiều so với đối thủ pfizer và moderna. ngược lại, người dân anh cho rằng đây là vaccine an toàn nhất trong ba loại.
Việc đình chỉ sử dụng cũng có thể ảnh hưởng tới hình ảnh vaccine trong mắt các nước đang phát triển, nơi từng bị hấp dẫn bởi giá cả phải chăng và cách bảo quản dễ dàng của sản phẩm. AstraZeneca đã cam kết đảm bảo nguồn cung đáng kể cho Covax - chương trình đảm bảo công bằng tiêm chủng của WHO cho quốc gia thu nhập trung bình, thấp.
Chuyên gian nghiên cứu về tại anh, tháng 10/2020. ảnh: ny times.
Áo, Czech, Slovenia, Bulgaria và Latvia đã kêu gọi EU đàm phán để thu hẹp những
Trong khi các nước châu âu thiếu nguồn cung, hàng chục triệu liều "đắp chiếu" tại cơ sở sản xuất mỹ để chờ kết quả thử nghiệm của nước này. thử nghiệm này từng bị tạm dừng trong 7 tuần hồi mùa thu năm ngoái vì nghi ngờ vaccine gây tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh ở tình nguyện viên. hãng chậm trễ khi được yêu cầu đệ trình bằng chứng an toàn của sản phẩm. chính vì vậy, mỹ không thể phê duyệt vaccine, khiến lượng lớn lô hàng sản xuất bị tồn kho.
AstraZeneca yêu cầu chính quyền Biden chia sẻ vaccine với châu Âu, nơi chiến dịch tiêm chủng đang tiến triển chậm. Mỹ từ chối.