Kết quả được công bố trên tạp chí y khoa new england hôm 14/7, cho thấy vaccine kích hoạt phản ứng miễn dịch đủ để ngăn ngừa ncov.
Thử nghiệm tiến hành trên 45 người trưởng thành (độ tuổi từ 18 đến 55). tất cả được tiêm chủng trong thời gian từ ngày 16/3 đến 14/4. họ chia thành các nhóm, nhận vaccine với liều lượng lần lượt là 25 µg, 100 µg và 250 µg. các phản ứng phụ nhẹ bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, nhức tại vùng tiêm. vaccine của moderna chính thức trở thành "ứng viên" đầu tiên tại mỹ được bình duyệt.
Cuối tháng này, hãng dự kiến bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba, trước khi đệ trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin phê duyệt. trong thông cáo báo chí, moderna cho biết nếu vaccine tiếp tục chứng minh độ hiệu quả trong các thử nghiệm sắp tới, công ty đủ khả năng cung cấp khoảng 500 triệu liều mỗi năm và khoảng một tỷ liều kể từ năm 2021.
Theo Tiến sĩ Lisa Jackson, Viện Sức khỏe Kaiser Permanente Washington, mục tiêu của thử nghiệm giai đoạn một là kiểm tra độ an toàn và lượng kháng thể được sản sinh. Kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 5 năm nay.
"Phản ứng miễn dịch có vẻ khả quan, nhưng chúng tôi chưa rõ lượng kháng thể ngăn ngừa được virus trong bao lâu. Vì vậy, chúng tôi đang từng bước tiến đến các thử nghiệm có thể trả lời câu hỏi này", bà nói.
Moderna dự kiến tiến hành thử nghiệm quy mô lớn nhất vào ngày 27/7. đây là đơn vị đầu tiên ở mỹ tiến đến nghiên cứu giai đoạn ba. các thử nghiệm mới đã cung cấp thông tin sơ bộ, có thể được sử dụng để xác định liều lượng vaccine trong các giai đoạn tiếp theo.
Theo Tiến sĩ Penny Heaton, giám đốc điều hành của Quỹ Bill & Melinda Gates, dữ liệu an toàn của thử nghiệm mới khá hứa hẹn, hỗ trợ công tác phát triển vaccine.
"tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đây là quá trình phức tạp. vẫn còn nhiều việc cần làm trước khi vaccine được phân phối rộng rãi", ông nói thêm.
Đến nay, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Australia đang có 160 "ứng viên" tiềm năng ngừa nCoV, trong đó 20 loại đến giai đoạn thử nghiệm trên người. Gần 140 loại khác được đánh giá tiền lâm sàng, theo báo cáo ngày 6/7 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).