Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Vấn đề sức khỏe cần lưu ý trong mùa đông

Theo quy luật của thời tiết, mùa đông là mùa có sự chuyển đổi từ khí hậu nắng nóng sang mưa lạnh, ẩ

Sức khỏe bị ảnh hưởng trong mùa đông

Vào mùa đông, vấn đề sức khỏe thường bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các mùa khác trong năm vì yếu tố gây nên sự nhiễm bệnh gia tăng từ thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt. Đây cũng là điều kiện và cơ hội thuận lợi dẫn đến tình trạng dễ lây nhiễm virút và vi khuẩn ở trong nhà, giữa người này với người khác. Trên thực tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC (Centers for Disease Control and Prevention) khuyến cáo, nhiều trường hợp bệnh nhân Tu vong ở mùa đông hơn là mùa hè. Theo thống kê ghi nhận, trung bình các trường hợp Tu vong hàng ngày trong mùa đông xảy ra vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2; thường cao hơn mùa hè vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8.

Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông trước sự chuyển đổi của thời tiết từ nắng nóng của mùa hè sang mưa lạnh, ẩm ướt việc đơn giản nhất mà mọi người ít chú ý là phải đội mũ và cài nút áo khoác đang mặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì sự lạnh giá và gia tăng thân nhiệt là một mối đe dọa khá nguy hiểm.

Một việc tưởng chừng như đơn giản là trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, nếu không mặc áo khoác có thể gây cảm lạnh, đồng thời việc đội mũ cũng rất cần thiết vì hầu hết nhiệt độ của cơ thể thường thoát ra khỏi đầu, cái đầu không phải là sắt để ngăn cản được.

Đồng thời cũng không nên tránh tập thể dục trong thời tiết giá lạnh vì tập thể dục luôn luôn quan trọng đối với vấn đề sức khỏe, có thể nói đây là liều Thu*c giải độc cần thiết từ sự nghỉ ngơi không đi ra ngoài nhà và có nhiều thời gian không hoạt động thể lực ở trong nhà.

Trên thực tế, có rất nhiều bệnh tật có thể có nguy cơ phát triển vào mùa đông, vì vậy điều quan trọng nhất là phải cố gắng tránh mọi yếu tố có khả năng lây nhiễm; cụ thể là nên thực hiện các vấn đề đơn giản là tránh xa những người bệnh và đám đông không cần thiết, rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng.


Tất cả những người trưởng thành nên tiêm vắcxin phòng bệnh cúm

Đồng thời cũng nên lưu ý việc làm thế nào để tránh xa các mối nguy hiểm khác gây nên sự cảm lạnh bao gồm cả việc hết sức thận trọng khi vượt qua băng giá và không làm việc quá sức trong môi trường này. Trong mùa đông, đối tượng có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng dẫn đến dễ mắc một số bệnh thường gặp là trẻ em và người trên 50 tuổi; vì vậy các đối tượng này cần phải được bảo vệ bằng những biện pháp cần thiết.

Lời khuyênc ủa thầy Thu*c
Hiện nay chuẩn bị kết thúc mùa thu và tiết lập đông sẽ diễn ra vào những ngày đầu tháng 11 sắp đến. Vì vậy vấn đề sức khỏe của đối tượng trẻ em và người cao tuổi bị ảnh hưởng do nguy cơ mắc các bệnh phổ biến thông thường trong khí hậu mưa lạnh, ẩm ướt của mùa đông là điều không thể tránh khỏi nếu không được phòng ngừa. Phần lớn trẻ em tại nước ta đã được bảo vệ qua chương trình tiêm chủng mở rộng đối với các loại vắcxin phòng bệnh quy định, còn đối tượng người lớn, nhất là người từ 50 tuổi trở lên cũng cần lưu ý thực hiện việc tiêm chủng một số loại vắcxin cần thiết như vắcxin phòng bệnh cúm, zona, uốn ván, bạch hầu, ho gà, phế cầu khuẩn vì rất có thể dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm này. Phòng bệnh vẫn là vấn đề quan trọng hơn chữa bệnh, vì vậy hãy hành động để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và người thân trong gia đình.

Bảo vệ người trên 50 tuổi bằng vắcxin

Ở trẻ em, việc bảo vệ các bệnh phổ biến thông thường đã được thực hiện theo chương trình tiêm chủng mở rộng với các loại vắcxin phòng bệnh cần thiết. Đối với người lớn trên 50 tuổi, các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật khuyến cáo rằng những ngày vui của mùa hè đã đi qua, cần chuẩn bị để bảo vệ sức khỏe trong mùa thu đông diễn ra khá dài ngày; nên cân nhắc thực hiện việc tiêm chủng các loại vắcxin cần thiết để phòng bệnh và thậm chí chúng có thể ngăn ngừa được trường hợp Tu vong đáng tiếc. Trên thực tế, quá trình lão hóa làm suy yếu hệ thống miễn dịch là điều tất nhiên, theo đó con người có thể có nguy cơ cao mắc nhiễm một số bệnh tật phổ biến. Chính vì vậy người từ 50 tuổi trở lên được khuyến cáo nên thực hiện việc tiêm chủng một số loại vắcxin cần thiết theo sự tư vấn, hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật gồm vắcxin phòng bệnh cúm, bệnh zona, bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà, bệnh nhiễm phế cầu khuẩn.

Vắcxin phòng bệnh cúm: Tất cả những người trưởng thành nên tiêm vắcxin phòng bệnh cúm, điều này đặc biệt quan trông đối với người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, hen suyễn và bệnh tim... Những người này có nguy cơ bị các biến chứng xảy ra chiếm tỷ lệ cao hơn nếu mắc bệnh cúm.

Đừng nghĩ rằng mắc bệnh cúm chỉ là một vấn đề gây phiền hà nhỏ, không đáng kể nhưng chính bệnh lý này có thể dẫn đến Tu vong rất đáng tiếc. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, mỗi năm đất nước này có hàng triệu người mắc bệnh cúm, hàng trăm ngàn người phải vào bệnh viện để điều trị và hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn người bị Tu vong vì bệnh cúm.

Tại nước ta, theo Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế, các chủng cúm mùa lưu hành chủ yếu hiện nay bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B. Đặc biệt cúm A(H1N1) khá phổ biến chiếm tỷ lệ 20 - 50% các trường hợp mắc cúm; triệu chứng biểu hiện đặc trưng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác gồm sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng... Ở những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai; người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường... có thể có diễn biến nặng như bị viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí dẫn đến Tu vong.

Bệnh cúm dễ lây lan qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân như ở thành giường, tay nắm cửa, điện thoại... hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân như cốc chén, bát đũa, thau chậu...

Để phòng bệnh cúm mùa, đặc biệt là cúm A(H1N1) có hiệu quả, có thể chủ động tiêm vắcxin phòng bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người nên tiêm 1 liều vắcxin cúm mỗi năm hoặc có thể tiêm vắcxin cúm bất cứ lúc nào trong suốt mùa cúm, tốt nhất tiêm trước khi mùa cúm bắt đầu khoảng 1 tháng.

Đối tượng cần được tiêm vắcxin phòng bệnh cúm là người từ 50 tuổi trở lên; người có bệnh tim phổi mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, trẻ bị hen suyễn; người lớn hay trẻ em bị các bệnh đái tháo đường hay thận mạn tính; phụ nữ có thai trong mùa cúm; người lớn hay trẻ em bị nhiễm HIV hay được ghép tạng, trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày; những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người sống chung với người có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao...

Vắcxin phòng bệnh zona: Cũng tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết có khoảng 1/3 số người Mỹ có thể sẽ phát triển mắc bệnh zona ở một số thời điểm và nguy cơ bị triệu chứng đau đớn tăng theo tuổi tác. Tình trạng đau đớn này có khả năng gây ra triệu chứng khó chịu kéo dài đến hàng tháng hoặc hàng năm, thậm chí một số trường hợp có thể gây mù lòa vĩnh viễn như những thông báo đã cung cấp và đây là nguyên nhân gây mù lòa đang có khả năng gia tăng ở những người cao tuổi. Một loại vắcxin mới đang được sử dụng có tác dụng phòng bệnh hiệu quả hơn 90% trường hợp trong việc ngăn ngừa bệnh zona ở những người cao tuổi và đã được dùng trong nhiều năm qua; vì vậy cần quan tâm đến việc sử dụng loại vắcxin này để phòng bệnh zona.

Các chuyên gia y tế của nước ta cũng khuyến cáo những người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm chủng vắcxin phòng ngừa bệnh zona. Trong nghiên cứu thực nghiệm, vắcxin này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona và giảm nguy cơ đau dây thần kinh dưới thắt lưng xuống 67%. Tuy vậy, không nên sử dụng vắcxin cho những sản phụ mang thai, nhiễm HIV/AIDS hay có hệ miễn dịch yếu, đang hóa trị hay xạ trị điều trị ung thư, có tiền sử mắc bệnh bạch cầu và lymphoma, dị ứng với gelatin, kháng sinh neomycine hoặc bất kỳ thành phần nào có trong vắcxin. Hiệu quả bảo vệ của vắcxin cao nhất ở nhóm tuổi 50 - 59, cũng có thể thực hiện ở những người cao tuổi hơn. Việc tiêm chủng cho những người trẻ hơn dưới 50 tuổi có thể làm giảm nhiều tỷ lệ biến chứng và Tu vong. Do đó nên tiêm chủng vắcxin phòng ngừa bệnh zona từ tuổi 50 để đạt được hiệu quả bảo vệ ở độ tuổi 60.

Vắcxin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà: Các nhà khoa học cho rằng vắcxin uốn ván, bạch hầu và ho gà TDP (Tetanus, Diphtheria, Pertussis) có khả năng phòng ngừa được bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Thực tế trong quá khứ có thể bản thân đã sử dụng loại vắcxin phòng bệnh này khi còn nhỏ trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng vẫn có thể sử dụng lại nó để phòng bệnh khi có điều kiện cần thiết. Vắcxin phòng bệnh uốn ván và bạch hầu TD (Tetanus, Diphtheria) chỉ phòng được bệnh uốn ván và bạch hầu, loại vắcxin này cũng cần được tiêm chủng nhắc lại sau mỗi 10 năm. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo những người trên 50 tuổi có thể tiêm chủng loại vắcxin này để phòng bệnh dễ mắc phải trong mùa đông.

Vắcxin phòng bệnh phế cầu khuẩn: Bệnh do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bị Tu vong nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh lây nhiễm qua đường tiếp xúc, có thể xảy ra ở mọi người và mọi lứa tuổi; tuy nhiên, trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn. Các yếu tố nguy cơ khác làm dễ nhiễm bệnh là ở nhà bẩn, hệ miễn dịch suy yếu, vào bệnh viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh tiến triển như phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, tim mạch, hút Thu*c lá...

Để phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên sử dụng vắcxin phòng bệnh để giúp cơ thể bảo vệ chống lại bệnh do nhiễm phế cầu khuẩn, nghĩa là những trường hợp nhiễm trùng hô hấp do loại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã khuyến cáo tất cả những người lớn từ 65 tuổi trở lên nên tiêm chủng hai loại vắcxin phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây nên có sẵn tại Mỹ là liên hợp phế cầu khuẩn và polysaccharide phế cầu khuẩn. Ở nước ta cũng đang sử dụng loại vắcxin polysaccharide đơn thuần và vắcxin polysacharide cộng hợp; các chuyên gia y tế khuyến cáo cần sử dụng cho những người cao tuổi để phòng ngừa nhiễm bệnh đường hô hấp do phế cầu khuẩn trong mùa đông.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/van-de-suc-khoe-can-luu-y-trong-mua-dong-n165278.html)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY