Kinh tế xã hội hôm nay

Vẫn sót người bán vé số ở TP.HCM được nhận tiền hỗ trợ

Nhiều người bán vé số dạo tại TP.HCM phản ảnh đến Báo Thanh Niên rằng họ vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ 750.000 đồng trong thời gian tạm dừng phát hành vé số từ ngày 1 - 15.4.

Người có, người không

Đầu tháng 4, TP.HCM có chủ trương trợ cấp cho bị ảnh hưởng mức hỗ trợ là 750.000 đồng/người. Ngày 6.4, các quận huyện tại TP.HCM bắt đầu trao tiền cho nhiều người bán vé số, tuy nhiên, còn không ít trường hợp bị bỏ sót.

Chuyện người có, người không này xảy ra với đôi vợ chồng Tăng Thị Thu Thủy (53 tuổi) và Phạm Hùng Mạnh (54 tuổi), ở trọ tại hẻm 38 Gò Dầu, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú. Chủ đại lý Thanh Tâm đóng ở phường này xác nhận cả hai vợ chồng ông Mạnh nhiều năm nay lấy tại đây để bán.

Bà Thủy tâm tư: “Tụi tui ở trọ địa chỉ trên suốt 7 năm nay. Trong sổ đăng ký tạm trú đều có ghi nghề nghiệp vợ chồng tui bán vé số. Vậy mà chỉ mình tui được kêu ra phường lãnh 750.000 đồng. Ngay hôm nhận tiền, tôi thắc mắc ở phường thì được trả lời do danh sách từ khu phố chuyển lên không có tên chồng tui...”. Ngày 20.4, vợ chồng bà Thủy, ông Mạnh tiếp tục ra UBND P.Tân Sơn Nhì trình bày vụ việc, và được cho hay khi nào có bổ sung sẽ gọi điện báo.

Chị bán vé số không tay chân và những em bé bị bỏ rơi đã được giúp đỡ

Bán vé số gần 30 năm nay, bà Nguyễn Thị Hường (60 tuổi, tạm trú P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú) vẫn chưa nhận được số 750.000 đồng nói trên. Theo bà Hường, vào các ngày 2 và 6.4, bà Hường trực tiếp hỏi phường về việc giải quyết trợ cấp cho bà thì được bảo “chưa có gì”. Đến ngày 9.4, sợ hết hạn nhận tiền hỗ trợ, bà lật đật chạy ra phường hỏi tiếp. Sau đó, bà được hướng dẫn đến nhà tổ trưởng tổ 74 khu phố 7 làm hồ sơ.

Bà Vân, tổ trưởng tổ 74, phân trần: “Khi bà Hường qua kiếm, tôi mới hay tin có chuyện làm giấy tờ cho để gửi lên nhận tiền của nhà nước. Tôi không nghe phường nói gì hết. Nếu nghe là sớm lập danh sách rồi”.

Nhiều người chưa nhận được hỗ trợ

Bà Trần Thị Thuận, chủ đại lý vé số cấp ba Thanh Tâm (P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết đại lý của bà hiện có 8 người nhận được hỗ trợ 750.000 đồng/người, còn gần 15 người cư trú ở nhiều quận, huyện tại TP.HCM vẫn chưa nhận được hỗ trợ. “Gia cảnh của họ quá khó khăn, phải vay mượn khắp nơi. Tôi đã làm danh sách tất cả những ở đây nộp cho tổ trưởng khu phố, nhưng họ không nhận đơn. Họ bảo tôi đang cư trú ở địa phương nào thì nơi đó giải quyết”, bà Thuận chia sẻ.

Chị Trịnh Lan Anh, 33 tuổi, bị khuyết tật, quê Thanh Hóa, 10 năm bán vé số tại TP.HCM, cũng phản ánh không nhận được tiền hỗ trợ. 3 năm nay, chị lấy vé số thường xuyên tại đại lý Thành Đạt (P.11, Q.3). Từ ngày 15.3 - 15.4, chị chuyển nhà trọ từ P.7, Q.Tân Bình đến thuê nhà trong hẻm số 1, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú (trùng thời gian xét chọn, trao tiền hỗ trợ cho dạo).

Xúc động chị bán vé số không tay chân xoay sở trong ngày “thất nghiệp” vì Covid-19

Chị Lan Anh rầu rĩ: “Đầu tháng 4, có cán bộ đến nhà trọ tôi ở P.Hòa Thạnh tìm hiểu, nhưng cuối cùng tôi không được nhận tiền hỗ trợ. Tôi đến ở đây khi đã có chỉ thị ngưng vì dịch bệnh Covid-19, nên phường không thể biết tôi có bán vé số. Nhưng nếu họ cho chúng tôi lấy xác nhận thêm từ đại lý để chứng minh thì có lẽ tôi sẽ không bị bỏ sót. Hiện nay, ngưng nên nơi nào giá trọ rẻ hơn là chúng tôi dịch chuyển chỗ ở. 750.000 đồng đối với người khác không là gì, nhưng nó cũng giúp chúng tôi trang trải phần nào cuộc sống”.

Tiếp tục rà soát hỗ trợ người bán vé số

Bà Nguyễn Thành Phụng, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM, cho biết Sở đã có Văn bản số 10699/SLĐTBXH-LĐ ban hành ngày 17.4 đề nghị UBND quận, huyện khẩn trương chỉ đạo phường, xã, thị trấn tiếp tục rà soát, thống kê và báo cáo số liệu người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có người bán lẻ lưu động. Thời hạn báo cáo gửi về Sở trước 15 giờ ngày 29.4.2020.

Chúng tôi hỏi: “Những trường hợp chưa đăng ký tạm trú, có được giải quyết không?”. Bà Phụng chia sẻ: “Cái này thuộc thẩm quyền của UBND các phường, xã rà soát, lên danh sách. Danh sách đề nghị sao thì thành phố chi vậy”.

Hy vọng, sau đợt rà soát này, những người bán lẻ vé số lưu động chưa nhận được sẽ được nhận.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/van-sot-nguoi-ban-ve-so-o-tphcm-duoc-nhan-tien-ho-tro-1213853.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao. Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế.
  • Theo y học cổ truyền, viêm bàng quang là bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…