Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Van tim bị hẹp và vôi hóa 7 năm có nguy cơ gì?

Xin chào bác sĩ. Mẹ em năm nay 62 tuổi, bị hẹp van tim và vôi hóa van tim từ cách đây 7 năm. Hiện tại mẹ em đang điều trị ở bệnh viện tỉnh, nhưng tình hình ngày càng nặng.

Xin hỏi bệnh của mẹ em sẽ diễn tiến tới đâu? Nguy cơ nặng nhất là gì? Mẹ em có cần đi Hà Nội khám ở Viện Tim hay không? Xin cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thị Hóa - 62 tuổi, Nam Định)

Chào bạn Hóa,

Van tim là hệ thống cấu trúc ngăn cách giữa các buồng tim hoặc ngăn cách giữa tim và động mạch, làm nhiệm vụ đóng mở để cho máu lưu thông theo một chiều nhất định. Hẹp van tim là tình trạng các lá van không thể mở ra hoàn toàn làm cản trở quá trình lưu thông máu qua van. Bệnh xảy ra khi cấu trúc của các lá van bị thay đổi, thay vì thanh mảnh, mềm mại như bình thường, chúng bị dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau.

Bệnh hẹp van có thể xảy ra ở tất cả các loại van tim với các tên gọi cụ thể:

- Hẹp van 2 lá: làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái (buồng tim phía trên, bên trái) xuống tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái).

- Hẹp van 3 lá: làm giảm lượng máu từ tâm nhĩ phải (buồng tim phía trên, bên phải) xuống tâm thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải).

- Hẹp van động mạch chủ: phổ biến và nghiêm trọng nhất, làm giảm lưu lượng máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể.

- Hẹp van động mạch phổi: hạn chế lưu lượng máu từ tâm thất phải tới động mạch phổi.

Đa số trường hợp, khi hẹp van tiến triển nặng lên hoặc làm việc gắng sức, người bệnh mới có biểu hiện: Đánh trống ngực, đau ngực, mệt mỏi, chân tay lạnh, khó thở, ngất xỉu, giảm khả năng hoạt động thể lực, ho, phù hay sưng mắt cá chân.

Việc dùng Thu*c chỉ là biện pháp tạm thời "giữ chân" không cho hẹp van tim ngày càng nặng hơn, nhưng đến một lúc nào đó thì cũng phải "thua". Cách điều trị tốt nhất là thay van tim. Nếu hẹp van tim đã nặng mà vẫn không phẫu thuật thay van tim thì bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: Suy tim, Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, Rối loạn nhịp tim. Nguy cơ nặng nhất là suy tim nặng không thể chịu nổi ca phẫu thuật thay van tim, chỉ có thể chờ ghép tim, và Tu vong.

Như vậy, theo ý kiến cá nhân của tôi, nếu điều kiện cho phép, bạn nên đưa mẹ đến Viện tim kiểm tra tổng thể để có kế hoạch điều trị thích hợp, nếu có BHYT thì sẽ được giảm rất nhiều khi đúng tuyến (nghĩa là mẹ em có giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký BHYT).

Thân mến.

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang là giải pháp tốt cho tim, giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim, hỗ trợ giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, phù hợp cho người bệnh suy tim, người mắc các bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh.

Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên trong dòng Thực phẩm chức năng dành cho tim mạch có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.

TPCN Ích Tâm Khang nên được uống trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để đạt hiệu quả cao, nên dùng sản phẩm thường xuyên, liên tục hoặc tối thiểu từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.

AloBacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/van-tim-bi-hep-va-voi-hoa-7-nam-co-nguy-co-gi-n408148.html)

Chủ đề liên quan:

nguy cơ van tim vôi hóa

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY