Khi nào nên vắt sữa mẹ?
- Với những bà mẹ ít sữa không đủ sữa cho con bú thì nên vắt sữa dự trữ vì cách này giúp lượng sữa đáp ứng đủ nhu cầu khẩu phần ăn và giúp kích thích tia sữa sản xuất ra sữa.
- Trong trường hợp vì một lý do nào đó bé bỏ bú thì bạn nên vắt sữa đều đặn 3 giờ một lần để kích thích sự sản sinh ra dòng sữa. Để tạo kích thích tia sữa tạo sữa.
Ảnh minh họa |
Sai lầm cơ bản khi vắt sữa mẹ
Thông thường chị em phụ nữ thường dùng tay để vắt sữa, tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng bán những dụng cụ khác nhau để giúp cho việc vắt sữa mẹ được dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên dù bạn dùng dụng cụ vắt sữa hay vắt sữa theo cách “cổ truyền” thì nếu vắt sai cách cũng sẽ khiến bạn bị đau bầu ngực. Lý do là:
Với vắt sữa bằng tay: Ngay từ thao tác đầu tiên đã quá mạnh tay hoặc đặt phễu không ngay quầng vú.
Với vắt sữa bằng máy: Hiện nay trên thị trường có ba loại dụng cụ vắt sữa chính là bóp bằng bóng, hút bằng ống piton và hút bằng điện. Nhiều bà mẹ mắc sai lầm khiến bầu ngực bị đau, cơ ngực bị chảy xệ, lượng sữa không như ý bắt nguồn từ việc thao tác không đúng.
Thao tác chuẩn khi văt sữa mẹ
Chuẩn bị:
- Rửa sạch dụng cụ, bình dự trữ sữa mẹ.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi vắt sữa. Khi vắt sữa cần ngồi thật thoải mái là cách đơn giản nhất để lượng sữa ‘về” nhiều nhất.
- Dùng khăn sạch lau kỹ hai bầu vú để sữa vắt ra được đảm bảo thơm ngon, không bị nhiễm khuẩn khi cho con bú.
- Có thể nghe một khúc nhạc nhẹ trong quá trình vắt sữa sẽ giúp bạn thư giãn tốt hơn.
- Để lượng sữa được dồi dào các mẹ nên:
+ Uống một cốc nước, sữa nóng, nước cam hoặc có thể ăn một bát súp. Nên ưu tiên uống nóng và ăn nóng để lượng sữa dễ dàng được sản sinh.
+ Tiến hành chườm nóng trên bầu núm vú hoặc tắm nước ấm hay massage bầu vú sẽ giúp sữa tiết ra nhiều hơn và quá trình vắt sữa cũng trở nên dễ dàng hơn.
+ Khi cơ thể được thoải mái và thư giãn sẽ sản sinh ra một loại hormone oxytocin điều này có tác động tích cực đến lượng sữa mẹ tiết ra. Vì thế, tốt nhất khi vắt sữa bạn nên nghĩ đến con, tránh mọi căng thẳng.
Các bước vắt sữa
Bước 1: Đặt ngón tay cái và hai ngón tay (gồm ngón trỏ và ngón giữa) cách khoảng 1-1,5cm từ đầu núm vú.
Bước 2: Dùng lực của các ngón tay này ấn từ từ về phía trong ngực để sữa tiết ra, đồng thời tay kia hứng bình sữa khi sữa tiết ra. Sau khi vắt sữa mỗi bên vú khoảng 5-6 phút thì nên chuyển sang vú bên kia.
Bước 3: Làm tương tự với vú bên kia như vậy.
6 lợi ích của vắt sữa - Giảm hiện tượng căng sữa ở bầu ngực - Giảm nguy cơ tắc hoặc ứ sữa. Tắc tia sữa là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bạn dễ bị ung thư vú về sau. - Kích thích quá trình tạo sữa trong trường hợp bé hoặc mẹ bị ốm - Dự trữ sữa cho bé yêu khi mẹ vắng nhà - Giúp bé không bị “nghiện” sữa ngoài - Giúp cho núm vú được khô ráo sạch sẽ. |
Thu Hà
Chủ đề liên quan: