Ẩm thực hôm nay

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan

Trời miền Tây mấy hôm nay đột nhiên nóng như đổ lửa. Người xứ quêlại thèm thuồng một dĩa rau tập tàng luộc để chấm kho quẹt ăn một bữacho mát ruột mát gan.

Rau tập tàng là tên gọi chung của nhiều loại rau trong vườn kết hợp lại. Nhưng kỳ lạ, loại rau này khi kết hợp thì hết sức ăn ý và làm nên món ngon ẩm thực độc đáo ở xứ miệt vườn miền Tây.

Mất khoảng 30 phút để hái hết tất cả các loài rau xung quanh vườn. Do rau mọc tự nhiên nên nhìn xanh mơn mởn và tươi non. Một rổ rau có thể luộc được một dĩa vừa ăn cho gia đình thưởng thức.

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 1

Hầu như các loài rau quanh vườn này đều là một vị Thu*c nam có tác dụng an thần, thanh nhiệt, mát gan, đặc biệt là hiệu quả điều trị mất ngủ vô cùng tuyệt vời.

Mùa nào thức ấy nên mùa hạn như thế này trong các loài rau vườn rất dễ gặp dây nhãn lồng hay còn gọi là cây chùm bao. Trái chín có màu vàng bên trong hạt màu đen. Tới mùa trái chín trẻ con vùng nông thôn rất thích.

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 2

Nhãn lồng còn gọi là cây chùm bao

Ngoài ra rau ráng này mọc hoang theo bờ sông, rạch nơi có nguồn nước lợ và nước mặn. Nên dù miền Tây đang hạn mặn nhưng loài này vẫn mọc vô số kể xung quanh nhà. Rau ráng cùng họ với loài dương xỉ hay rau choại. Rau này có tính mát, mang đi luộc ăn kèm với các món mặn rất bắt miệng.

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 3

Rau ráng mọc hoang theo bờ sông, rạch nơi có nguồn nước lợ và nước mặn

Cây ớt hiểm là loài cây được trồng quanh năm trong vườn nhà ở xứ quê. Trái thường nhỏ, có vị cay xé. Người dân thường tận dụng cả đọt ớt hiểm (không lấy trái) để nấu canh hay luộc kèm với các loài rau khác. Đọt ớt có vị thơm, không đắng.

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 4

Ớt hiểm

Mùa hạn mặn nên rau trong vườn loài nào chịu được hạn tốt, còn sống thì hái vào gọi là rau tập tàng. Nếu mùa mưa thì có thêm lá lốt, cải trời, lá bình bát, bồ ngót, mồng tơi hay đọt rau lang, dây khoai mỡ.

Mỗi loài rau có mùi vị khác nhau. Ngoài luộc thì người dân quê còn biến tấu như nấu canh tôm sông hoặc nhiều loài có thể ăn sống khi rửa sơ qua nước muối.

Cây lá cách là loài cây rất đặc trưng của người dân Nam Bộ. Nhất là món bánh xèo mà không có lá cách xem như giảm đi phần ngon. Mùi của lá cách hơi hắc nhưng ăn vào rất mát gan và chữa nhiều loại bệnh theo Đông Y. Ngoài lá cách dùng để xáo nước cốt dừa với thịt bò thì lá cách dùng để luộc để tăng mùi thơm cùng với các loài rau khác.

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 5

Cây lá cách

Rau đắng đất thường mọc trên đất pha cát ở các ruộng hoang, các hố nông cạn nước vào mùa khô. Rau này có tác dụng kiện vị, sát trùng, nhuận tràng. Theo Đông y, toàn cây rau đắng đất có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt. Ngoài luộc cùng các loài rau khác thì rau này còn ăn chung với cháo cá lóc đồng. 

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 6

Rau đắng mọc ở rất nhiều nơi

Rau dền đất thường mọc hoang ở các ruộng nơi có trồng đồ hàng bông. Rau dền có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, hàm lượng chất sắt trong rau dền rất cao và trở thành một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt.

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 7

Rau dền đất

Cây lức là một loại cây bụi, mọc ở rất nhiều nơi. Từ lâu loại cây này đã được dùng làm Thu*c chữa trị bệnh trĩ khá hiệu quả. Theo y học cổ truyền, cây lức có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Chính vì điều đó mà đọt lức rất tốt cho sức khỏe khi mang đi hấp cơm hay luộc làm rau ăn trong đời sống hàng ngày.

Về miền Tây ăn rau tập tàng... lá cách, nhãn lồng mát ruột mát gan - ảnh 8

Cây lức

Bữa cơm miền quê tuy đạm bạc với mớ rau tập tàng mới hái ngoài vườn. Tô nước luộc rau nêm thêm gia vị rồi bỏ vài cọng hành cũng làm nên một tô canh thơm lừng cho cả nhà húp xì xụp giải nhiệt trong ngày nắng hầm hập.

Gắp một đũa rau tập tàng luộc chấm vào ơ kho quẹt với mỡ vàng rực. Vị mằn mặn của nước mắm và ớt cay rồi lại đưa thêm miếng cơm mới cảm thấy vừa lòng hả dạ cơn thèm thuồng một món đồng quê nhưng lại rất ngon miệng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/ve-mien-tay-an-rau-tap-tang-la-cach-nhan-long-mat-ruot-mat-gan-1217137.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị viêm, đau nhức khớp hay huyết áp cao thì nên kiêng ăn rau muống để đảm bảo sức khỏe.
  • Con gái tôi 3 tuổi, cháu rất ít ăn rau và trái cây. Tôi lo lắng sợ cháu bị thiếu chất sẽ chậm lớn.
  • Đó là bác sĩ Nguyễn Phú Lâm (SN 1969), ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
  • Tôi bị đau bao tử, BS chỉ định phải nội soi. Nội soi gây mê chi phí cao quá, mà nội soi thường thì tôi chịu không nổi, cứ đưa ống vào là tôi lại ói ra. Tôi coi trên mạng thì ở TPHCM có nội soi qua đường mũi nhưng tôi ở miền Tây, chạy lên Sài Gòn xa quá. Mangyte có cách nào giúp tôi không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thúy Nga - Sóc Trăng)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY