Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi cần có cách chăm sóc răng miệng đúng cha mẹ cần chú ý nhé.

Theo thống kê, nước ta có hơn 86% trẻ em từ 6 đến 12 tuổi hiện đang gặp các tình trạng sâu răng sữa, cùng đó, cả nước có trên 60% trẻ em và 50% người lớn chưa từng chủ động đi khám răng miệng. điều đáng lo ngại hơn cả là hiện nay các em chưa có ý thức trong việc chăm sóc răng miệng, và các bậc phụ huynh cũng chưa thực sự giúp trẻ biết cách bảo vệ cũng như phòng chống sâu răng.

Bạn cần chăm sóc răng cho trẻ đúng cách. nguồn ảnh: internet

Không bao giờ là quá sớm để khuyến khích trẻ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Răng của trẻ có nguy cơ bị sâu ngay sau khi những răng đầu tiên mọc lên. Trong một số trường hợp, tình trạng sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng. Vậy bạn cần làm gì để hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng? Việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của các bé sẽ trở nên vô cùng đơn giản nếu bạn làm theo các hướng dẫn dưới đây.

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi

Giai đoạn bé chưa mọc răng: mẹ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm sạch, hoặc nước muối s*nh l*, lau nhẹ nhàng nướu của trẻ 1 lần/ngày. mẹ có thể kết hợp việc này trong lúc tắm cho bé.

Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng: mẹ dùng một bàn chải mềm (loại gắn vào đầu ngón tay) và một chiếc khăn vải mềm, sạch để vệ sinh răng miệng cho bé. bắt đầu bằng việc nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối s*nh l* rồi chải sạch và kỹ các mặt của răng cũng như toàn bộ nướu. kết thúc bằng việc dùng khăn mềm lau sạch răng và nướu của trẻ.

Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ lưu ý đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu khoảng 45 độ so với răng, nhẹ nhàng xoay bàn chải và chải từng nhóm răng (khoảng 2 - 3 răng), chải cả 3 mặt của răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.

Ở giai đoạn bắt đầu, trẻ thường không thích kem đánh răng và hay nuốt kem đánh răng. do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé cha mẹ nên cẩn thận và cần hướng dẫn, nhắc nhở để trẻ không nuốt kem đánh răng. chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ (đối với trẻ chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hoặc cha mẹ cũng có thể phết một lớp thật mỏng trên bàn chải của trẻ). chất fluoride có trong kem đánh răng sẽ làm răng trẻ thêm rắn chắc.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/ve-sinh-rang-mieng-dung-cach-cho-tre-trong-do-tuoi-an-dam-59928.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ve-sinh-rang-mieng-dung-cach-cho-tre-trong-do-tuoi-an-dam/20211127110345446)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây cháu thấy răng đau buốt, nhất là khi ăn nóng quá hay lạnh quá. Cháu chỉ sâu 1 cái răng hàm.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Bệnh sâu răng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Những người không giữ vệ sinh răng miệng tốt cũng dễ bị sâu răng. Sâu răng làm tiêu men răng, ngà răng, các tổ chức không có tế bào.
  • Người ta thường nói “đầu bạc, răng long”, nghiễm nhiên thừa nhận một sự thật là tuổi cao sức khỏe răng lợi càng kém.
  • Con tôi 13 tháng, đã mọc được khoảng 8 răng, tuy nhiên, vùng lợi của cháu hay bị sưng, đỏ, khiến cháu quấy khóc và lười ăn.
  • Theo các nhà dinh dưỡng, trẻ ăn dặm sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
  • Trong quá trình mang thai do thay đổi về hooc môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, mòn răng,… gây phiền toái khó chịu.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY