Khoa học hôm nay

Vén màn bí ẩn tuyệt chiêu giăng thiên la địa võng săn đủ loài động vật của loài nhện khổng lồ Nephila

Thời điểm tốt nhất để du khách có thể gặp nhiều nhện nhất ở Nam Phi đó là khoảng thời gian từ tháng 11 - tháng 3 trong năm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học cho biết, con người có thể bắt đầu sợ nhện khi còn định cư ở cái nôi châu Phi, nơi các loài đa nhãn với nọc độc đáng sợ đã hiện diện cách đây nhiều triệu năm. Con người khi đó thường xuyên đối mặt với nguy cơ có thể bị những loài nhện cực độc tấn công trong điều kiện môi trường thời cổ đại.

Thậm chí nếu không cắn chết được nạn nhân, một con nhện dạng “góa phụ áo đen” có thể đẩy con người vào tình trạng bất lực trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần, khiến nạn nhân không thể nào tự bảo vệ được mình.

Thực tế, nỗi sợ nhện là bản năng đã được hình thành khi con người còn sống cảnh ăn lông ở lỗ và buộc phải đối mặt với loài đa nhãn đáng sợ hơn gấp nhiều lần con cháu của chúng thời nay.

Hay nói cách khác, nỗi sợ hãi loài nhện là điều được khảm vào xương cốt, hiển thị trên thông tin gien di truyền của nhân loại.

Tuy nhiên, nếu như chế ngự được nỗi sợ, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều điểm thú vị trong thế giới của loài nhện giống như câu chuyện dưới đây.


Câu chuyện được chia sẻ bởi anh chàng có nickname brass brassett trong chuyến đi chữa lành tại khu bảo tồn động vật hoang dã olifants west, nam phi.

Theo như đoạn clip ghi hình, người xem có thể thấy rõ hình ảnh một chú chim nhỏ đang bị mắc kẹt trong lưới tơ của một con nhện. Bất chấp những nỗ lực vùng vẫy của chú chim, độ kết dính của tơ nhện quá lớn khiến nó không thể làm gì. Kết quả nó đành phải bỏ cuộc và trở thành miếng mồi ngon cho kẻ ăn thịt.

Tác giả của hệ thống "thiên la địa võng" chằng chịt, tưởng thưa nhưng mà lại có độ kết dính vô cùng bền bỉ đó là loài nhện Golden Orb hay còn biết đến cái tên là Nephila. Đây là loài nhện có màu nổi bật, vô cùng thú vị được tìm thấy ở Nam Phi.

Các nhà khoa học hay gọi nhện Nephila dưới các cái tên như nhện chuối, nhện tơ vàng, nhện ăn rắn. Chúng có kích thước lên tới gần 6 cm chưa bao gồm chiều dài của chân và con cái thường lớn hơn so với con đực.

Những con nhện Nepila đực thường bị "xé xác" sau khi giao phối hoặc bị cuộn kín trong mạng nhện để biến thành thức ăn khi những con cái không giữ được bình tĩnh.

Nhện Nephila là khả năng giăng những mạng rất dày và kiên cố để săn mồi. Chiều dài của mỗi mạng nhện có thể lên tới gần 2 m.

Những con côn trùng nhỏ khi vướng phải thường không thể thoát khỏi mạng nhện của chúng. Thậm chí những con rắn nhỏ hay chim cũng trở thành con mồi của chúng. Vì thế, người ta còn gọi chúng là loài nhện ăn rắn.

Khi con mồi mắc vào lưới tơ nhện cũng đồng nghĩa với việc sẽ trúng độc thần kinh và chất độc sẽ từ từ làm tê liệt con mồi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những quan điểm cho rằng mạng nhện chỉ đơn thuần là một tấm lưới giúp loài này giăng bắt con mồi dường như là chưa đủ. Tơ nhện không chỉ là đóng vai trò một tấm lưới dính mà còn là một vũ khí giúp làm tê liệt con mồi bằng chất độc thần kinh.

Những chất độc thần kinh của nhện Nephila clavipes thực tế không mạnh lắm vì mục đích chỉ để gây tê liệt cho con mồi. Điều quan trọng hơn là nhện chỉ ăn những con mồi còn sống. Nếu chất độc thần kinh quá mạnh, con mồi có thể chết và nhện không thể ăn được sau này.

1

Theo Qui Ánh/TNCK

Link bài gốc Lấy link

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ven-man-bi-an-tuyet-chieu-giang-thien-la-dia-vong-san-du-loai-dong-vat-cua-loai-nhen-khong-lo-nephila-post321484.html

Theo Qui Ánh/TNCK

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ven-man-bi-an-tuyet-chieu-giang-thien-la-dia-vong-san-du-loai-dong-vat-cua-loai-nhen-khong-lo-nephila/20240414094130610)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY