12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vết bầm tím đột nhiên xuất hiện trên da cảnh báo dấu hiệu sức khỏe đáng lo ngại

Việc xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân còn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu một vài loại dưỡng chất cần thiết hoặc có nguy cơ mắc một số bệnh khác.

Một số nguyên nhân gây ra bầm tím bao gồm:

Bầm tím có thể xảy ra ở một số người người tập thể dục cường độ mạnh, chẳng hạn như các vận động viên điền kinh và cử tạ . Những vết bầm tím do hồng cầu thoát ra từ lỗ hỏng nhỏ trong các mạch máu dưới da gây ra;

Bầm tím không nguyên nhân xảy ra một cách dễ dàng hoặc không có lý do rõ ràng, có thể liên quan đến rối loạn chảy máu, đặc biệt nếu các vết bầm tím kèm theo chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu nướu răng;

Vết bầm không rõ nguyên nhân như trên bắp chân hoặc đùi thường là do va chạm vào cột giường hoặc vật thể gì đó mà bạn không nhớ;

Người cao tuổi thường xuyên có vết bầm vì da trở nên mỏng hơn vì tuổi tác. Các mô nâng đỡ mạch máu nằm bên dưới trở nên mỏng và yếu hơn;

Những người sử dụng thuốc kháng đông máu cũng dễ có vết bầm hơn;

Vết bầm ở mặt sau bàn tay và cánh tay (còn gọi là ban xuất huyết quang hóa hay xuất huyết mặt trời) xảy ra do da mỏng và thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Da đột nhiên bầm tím có thể là biểu hiện của các loại bệnh sau đây:

Thiếu các loại dưỡng chất

Việc xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân còn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu một vài loại dưỡng chất cần thiết. Chẳng hạn như: vitamin B12- trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất máu, vitamin K- chịu trách nhiệm đông máu và vitamin C- đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới.

Ngoài ra, nếu thiếu vitamin P thì việc sản xuất collagen sẽ rất khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng và cũng có thế sinh ra các vết bầm tím.

Thiếu Estrogen (hormone sinh dục nữ)

Các vết bầm tím sẽ không ngừng xuất hiện nếu cơ thể bạn bị thiếu Estrogen (hormone sinh dục nữ), vốn là nguyên nhân làm suy yếu đáng kể các mạch máu và khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn. Theo các chuyên gia, sự mất cân bằng hormone kể trên có thể là do phái nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến vòng tuần hoàn của máu, dẫn đến sự xuất hiện của các vết bầm tím trên cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh này ở giai đoạn đầu.

Ngoài triệu chứng trên, bệnh còn được phát hiện bởi các hiện tượng sau: thường xuyên cảm thấy khát, vết thương lành lâu hơn, cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thị lực giảm và có những đốm trắng trên da.

Lão hóa

Khi có tuổi, quá trình cơ thể sản xuất collagen giảm và lớp mỡ bảo vệ da bị mất. Sau tuổi 60, cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím không lý do.

Rối loạn máu

Người mắc bệnh máu khó đông máu, máu không đông, chảy máu kéo dài sẽ xuất hiện các vết bầm tím dù va chạm nhỏ nhất. Vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ trong trường hợp vết bầm tím có thường xuyên.

Bệnh gan

Gan còn có chức năng sản xuất ra các yếu tố đông máu. Nếu bộ phận này bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt protein cần thiết cho việc làm đông máu, bạn sẽ dễ bị chảy máu và hiện tượng bầm tím.

Xuất huyết do bệnh da liễu

Trong tình trạng ày, máu rỉ từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng nghìn vết bầm tím nhỏ, có thể gây ngứa. Hãy dùng thuốc điều trị để tránh rủi ro.

Điều này có nghĩa là lượng máu bị rò rỉ ra từ các mao mạch rất nhỏ, tạo thành các vết bầm tím. Bệnh xuất huyết da khá phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là đối với phần cẳng chân.

Các trường hợp nghiêm trọng nhất có thể gây ngứa ngáy, nhưng các loại kem bôi kết hợp thói quen chống nắng tốt sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Thiếu vitamin C

Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và hình thành collagen. Thiếu vitamin C làm cho mạch máu nhỏ bị vỡ, dẫn đến bầm tím. Thiếu hụt vitamin quan trọng này cũng có thể là một trong những lý do chính tạo ra các vết bầm tím.

Bạn đang già đi

Khi bạn già đi, sẽ có hai vấn đề xảy ra với làn da của bạn: da bị mất lớp bảo vệ của chất béo và việc sản xuất các protein cấu trúc collagen sẽ bị chậm lại. Điều đó khiến da mỏng hơn và dễ bị tổn thương dẫn đến các vết bầm tím.

Ung thư

Trong một số trường hợp hiếm khi gặp, bầm tím là dấu hiệu của ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc là ung thư hạch bạch huyết. Lúc này, bệnh nhân thường bị chảy máu lợi, ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi đêm, đi kèm đau nhức xương.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vet-bam-tim-dot-nhien-xuat-hien-tren-da-canh-bao-dau-hieu-suc-khoe-dang-lo-ngai-27058/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY