Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vết hằn trên mặt thầy Thuốc

Khi các y bác sĩ Trung Quốc tháo khẩu trang, những vết hằn còn in rõ, những vết thương giấu sau miếng dán chằng chịt.

Nhiếp ảnh gia Li Ge đã thu thập những bức ảnh của nhân viên y tế từng chống dịch ở Vũ Hán trong những ngày Trung Quốc không có thêm ca Covid-19 mới. Trong ảnh, khuôn mặt họ sưng tấy vì phải đeo mặt nạ bảo hộ liên tục khi điều trị bệnh nhân trong nhiều giờ đồng hồ.

Trong ảnh là nữ y tá Xu Jian ở bệnh viện tỉnh Phúc Kiến và hình ảnh cô khi chăm sóc bệnh nhân. Bước ra khỏi khu cách ly, vết hằn trên mặt cô chưa mờ, miếng dán y tế còn nguyên trên trán, mũi, má để che đi những vết thương hoặc giảm đau, rồi tiếp tục công việc. 

Thông thường, một ca trực của các bác sĩ và nhân viên y tế thời điểm dịch bệnh bùng phát kéo dài 12 tiếng. Nhiều người không đủ thời gian để ăn, phải hạn chế uống nước, thậm chí sử dụng bỉm người lớn.

Trong ảnh, nữ y tá trẻ Wu Yinglin, Bệnh viện số 1 Đại học Nam Xương, thuộc tỉnh Giang Tây, và hình ảnh cô chăm sóc bệnh nhân. 

Những ngày đầu bùng phát dịch, mạng xã hội của Trung Quốc đã lan truyền video ghi lại hình ảnh hành lang bệnh viện chật kín người, y tá và các bác sĩ mặc trang phục bảo hộ, hướng dẫn người dân xếp hàng chờ điều trị. Trong đó có y tá trẻ Song Wei, Bệnh viện số 1 Đại học Cát Lâm. Cô cùng hàng triệu bác sĩ khác ngày đêm chiến đấu với Covid-19, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân.

Bác sĩ Du Houwei, Bệnh viện Công đoàn Đại học Y Phúc Kiến, và hình chụp hình chung với bệnh nhân và hai đồng nghiệp.

Trên mặt anh vẫn có nhiều vết tấy đỏ sau khi bước ra khỏi khu vực cách ly.

Những bức ảnh được bác sĩ ghi lại như chiến tích bước đầu của Vũ Hán, trong khi nhiều nước đang quay cuồng đối phó với số ca nhiễm tăng vọt hàng nghìn mỗi ngày. Nữ y tá Kong Yaya, Bệnh viện Hòa bình trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Changzhi ở Sơn Tây đã bật khóc khi đưa ra tấm hình chụp chung với bệnh nhân tại khu cách ly. 

Gương mặt bác sĩ Wang Shudong,Bệ nh viện Đại học Cát Lâm số 1 vẫn còn nguyên vết hằn do đồ bảo hộ.

14 bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán đóng cửa đầu tuần này sau khi hoàn thành sứ mệnh giảm áp lực điều trị bệnh nhân cho các bệnh viện cũ. Các lần lượt trở về quê sau gần hai tháng chi viện chống dịch. Lúc cao điểm, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc huy động 32.000 y bác sĩ cả dân y và quân y tới hỗ trợ Hồ Bắc, Vũ Hán. 

Các y bác sĩ, những anh hùng tuyến đầu chiến đấu với virus ở tâm dịch Vũ Hán, giờ đã có thể thở phào nhẹ nhõm, cởi bỏ khẩu trang và công bố những hình ảnh chăm sóc bệnh nhân.

Nữ y tá Tang Shan của Đại học Y tế Sơn Tây số 1 và tấm hình tại khu cách ly. 

Y tá Li Yanglin, Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, tại tỉnh An Huy và bức hình hướng dẫn bệnh nhân tập luyện trên giường. 

Đến nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Trung Quốc, nhưng nỗi lo mới về việc "nhập ngược" nCoV lại xuất hiện, trong bối cảnh số ca bệnh tăng vọt tại Mỹ, châu Âu và Trung Đông.

Tổng số người ch*t trên toàn Trung Quốc đại lục lên 3.249. Trong 80.881 ca nhiễm, hơn 3.200 trường hợp nguy kịch và hơn 68.000 người đã phục hồi. 

Thùy An (Theo China Daily)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/vet-han-tren-mat-thay-thuoc-4072545.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Tôi vừa tới phòng khám cũng là lúc cơn mưa rào mùa hè đổ xuống. Trong lúc chưa có bệnh nhân tới khám, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài ngắm mưa thì chuông điện thoại reo. “Cháu chào chú, chú có khoẻ không?
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY