12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao ban ngày không ho, đến đêm lại ho liên tục?

Rất nhiều người gặp tình trạng ban ngày không ho, nhưng đến đêm lại ho, có thể ho từng cơn và ho dai dẳng, liên tục làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không những thế, thường xuyên ho vào ban đêm còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Đường hô hấp có dị vật, chất nhầy

Khi thời tiết thay đổi thất thường kèm với sự biến đổi nhiệt độ nóng lạnh sẽ khiến các cơ quan hô hấp trên phản ứng. Mũi tiết dịch, dịch và nhầy từ đó sẽ đi xuống họng gây viêm họng, ngứa họng dẫn đến hiện tượng ho đờm.

Cảm cúm

Chắc chắn bạn đã nhận thấy rằng khi bạn bị cúm, bạn ho nhiều hơn vào ban đêm so với ban ngày. Lý do là vào ban đêm, lượng chất nhầy tăng lên, chúng tích tụ trong cổ họng gây kích ứng.

Khi có nhiều chất nhầy trong hầu họng, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng ho để tống chất nhầy ra ngoài và giúp cải thiện nhịp thở.

Chất nhầy tích tụ nhiều hơn vào ban đêm do nhiệt độ giảm và vị trí nằm của cơ thể trên giường. Một cách để ngăn chặn điều này và tránh ho vào ban đêm là ngủ nửa ngồi, đặt vài chiếc gối dưới lưng

Mặc dù đó không phải là cách nghỉ ngơi thoải mái nhất, nhưng nó sẽ là cách cho phép chúng ta ngủ cả đêm nếu bị gián đoạn

Viêm xoang mũi

Viêm xoang là căn bệnh xảy ra khi các hốc rỗng bên trong xoang bị tắc nghẽn do chứa nhiều dịch hoặc mủ khiến lớp niêm mạc bị viêm. Khi về đêm, các dịch nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng, ứ đọng lại gây kích thích và hình thành nên các cơn ho dữ dội. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng ho về đêm do viêm xoang mũi thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức trán và khu vực gò má
  • Nghẹt mũi phải thở bằng miệng
  • Khô và đau rát họng
  • Dịch mũi chảy vào họng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nhiễm khuẩn gây ho

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một loại bệnh trào ngược axit, xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang axit ngược lên thực quản. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là ợ chua, ợ nóng.

Ngoài ra, axit bị trào ngược có thể gây kích thích thực quản, tạo ra phản xạ ho. Trào ngược ít xảy ra khi đứng hoặc ngồi, xảy ra nhiều khi bạn nằm ngủ vào ban đêm, hay đặc biệt nằm sau khi ăn xong.

Khi đó, áp lực khoang bụng quá cao kết hợp với tư thế nằm, hiện tượng trào ngược axit rất dễ xảy ra. Bởi vậy, rất dễ khiến bạn bị ho liên tục vào ban đêm khi nằm ngủ.

Lúc này, bạn nên chú ý hơn đến thực phẩm hàng ngày, hạn chế ăn ít thực phẩm khiến dạ dày hấp thụ lâu, buổi tối trước khi đi ngủ không ăn hoặc ăn ít để tránh ho vào ban đêm.

Do hen suyễn

Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan. Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Những triệu chứng của hen suyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và yếu tố tác động. Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh. Nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen suyễn, khi đó, người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít, ho tăng, khạc đờm tăng, nặng ngực...

Do thiếu sắt

Một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và thiếu chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho đêm. Tuy nhiên đây chỉ là lí do thứ yếu khiến một số người hay bị ho về đêm. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ gây ra kích thích cổ họng và dẫn đến ho. Khi bạn xác định rõ nguyên nhân gây ho đêm là thiếu sắt thì bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống, và tham khảo sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm của niêm mạc phế quản. Bệnh thường phát triển do nhiễm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh nhân thường ho có đờm xanh, vàng vào ban đêm kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, ớn lạnh và khó thở

Bệnh lao

Lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Thông thường, khi mắc lao người bệnh thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Ho dai dẳng và kéo dài trên 2 tuần
  • Đôi khi là ho khạc đờm ra máu
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Đau tức ngực
  • Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi
  • Sút cân nhanh chóng không rõ lý do

Dị ứng

Nhiều người sinh ra có thể trạng hay bị dị ứng. Tùy vào từng trường hợp, có người sẽ bị dị ứng với các vật dụng như khăn trải giường, chăn, gối, lông tơ hay các con côn trùng nhỏ xíu như bọ ve…

Khi đó, con người hít thở phải những chất gây dị ứng. Những chất đó xâm nhập vào gây kích thích, thậm chí nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra ho. Mà hiện tượng này lại thường xuất hiện vào ban đêm. Nếu bị ho mà còn thêm ngứa mũi, chảy nước mũi thì nên đi khám dị ứng để nhận được sự điều trị tốt nhất.

Ho gà

Ho gà là căn bệnh rất dễ lây nhiễm thông qua đường hô hấp hoặc là tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh. Khi bị ho gà người bệnh thường có triệu chứng ho nhiều vào ban đêm hoặc là sáng sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ho gà nếu không được người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe và nhận biết sớm tình trạng ho nhiều về đêm do ho gà gây ra thông qua các triệu chứng sau:

  • Ho có đờm và nhầy
  • Khi ho thì có tiếng ồm giống gà gáy
  • Hời thở khò khè
  • Cơ thể tím tái và co thắt

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-ban-ngay-khong-ho-den-dem-lai-ho-lien-tuc-28771/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY