12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao bệnh gout sợ lạnh, người bệnh nằm điều hòa nên làm gì để an toàn?

Bệnh gout thực chất là một trong những loại viêm khớp, nhưng không giống như các loại viêm khớp khác, cơ sở cơ bản của bệnh gout là tăng axit uric trong máu.

Có nghĩa là, trước khi bệnh gout khởi phát, nồng độ axit uric máu trong cơ thể đã ở mức bất thường. Khi axit uric vượt quá tiêu chuẩn, các tinh thể urat sẽ tiếp tục kết tủa và tích tụ trong khớp của người bệnh.

Vì sao bệnh gout sợ lạnh?

Thông thường, cơn đầu tiên của bệnh nhân gout xảy ra ở khớp ngón chân cái. Nguyên nhân là do tinh thể urat rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, nhiệt độ càng thấp thì càng có điều kiện lắng đọng. Do đó, lớp da và lớp mỡ bao phủ các khớp nhỏ tương đối yếu đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho quá trình kết tủa tinh thể.

Khi axit uric vượt quá tiêu chuẩn, các tinh thể urat sẽ tiếp tục kết tủa và tích tụ trong khớp của người bệnh.

Một cuộc khảo sát nghiên cứu liên quan cho thấy rằng sự kết tinh urat liên quan trực tiếp đến độ hòa tan của axit uric, trong khi độ hòa tan của axit uric liên quan đến các yếu tố như pH và nhiệt độ. Khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 37 độ C, độ hòa tan của urat là khoảng 408 micromol mỗi lít. Khi nhiệt độ cơ thể khoảng 30 độ C, độ hòa tan của urat chỉ là 268 micromolar.

Vì lý do tương tự, các tinh thể urat cũng liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ bên ngoài. Bởi vì bản thân cơ thể con người là một loài động vật máu nóng. Khi nhiệt độ bên ngoài thấp, nhiệt độ cơ thể cốt lõi sẽ nhanh chóng bắt đầu điều chỉnh và duy trì ở trạng thái không đổi.

Tuy nhiên, nhiệt độ của các khớp tứ chi sẽ giảm xuống nhanh chóng, do đó, các tinh thể urat sẽ nhanh chóng bắt đầu lắng đọng, gây kích ứng khớp, thúc đẩy phản ứng viêm và cuối cùng dẫn đến cơn gout cấp tính.

Vậy câu hỏi đặt ra là vào mùa hè, người bệnh gout nằm lâu trong phòng điều hòa nên làm gì để an toàn?

1. Điều chỉnh cuộc sống

Việc đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân gout là giữ ấm. Trong phòng điều hòa cần thay quần áo tùy theo nhiệt độ, đặc biệt chú ý giữ ấm các khớp cuối chi, tránh để các khớp bị nhiễm lạnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tăng nhiệt độ cơ thể và đẩy nhanh quá trình hòa tan các tinh thể urat bằng cách tập thể dục.

Việc đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân gout là giữ ấm.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Axit uric thực sự là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Trong trường hợp bình thường, purin trong cơ thể con người chủ yếu đến từ hai nguồn, thứ nhất là purin do cơ thể sản xuất, và thứ hai là purin qua đường ăn uống.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tăng acid uric máu hoặc bệnh gout, việc đầu tiên người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống và tránh xa các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…

Ngoài ra, người bệnh gout cũng cần tránh các yếu tố chế độ ăn uống khác có thể dẫn đến tăng axit uric trong máu, chẳng hạn như bỏ rượu và không uống đồ uống có đường fructose.

Điều chỉnh cuộc sống chỉ là một phần của quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Nếu đang trong giai đoạn cơn gout cấp, hoặc cơn gout ngày càng nhiều và thường xuyên hơn thì việc bạn cần làm lúc này là đi khám và điều trị kịp thời.

Sau đó nghe theo lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhằm giảm nguy cơ biến chứng.

Xem thêm: Người trẻ nếu bị nhồi máu cơ tim, tiên lượng sẽ xấu hơn cả người già và trung niên

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-benh-gout-so-lanh-nguoi-benh-nam-dieu-hoa-nen-lam-gi-de-an-toan-35365/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY