12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao biến thể Delta có thể lây lan chóng mặt như hiện nay?

Dịch Covid-19 đang là mối đe dọa khủng khiếp khắp toàn cầu nhất là sau sự xuất hiện của biến thể Delta với tốc độ lây lan chóng mặt. Vậy, biến thể Delta lây lan theo cách thức nào mà có thể nhanh đến vậy

Cách thức khiến biến thể Delta lây lan siêu nhanh

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã nghiên cứu một số bệnh nhân nhiễm biến thể Delta. Họ đã tiến hành theo dõi trên 62 bệnh nhân trong đợt bùng phát đầu tiên của biến thể này ở Quảng Châu, từ ngày 21/5 đến 18/6.

Biến thể Delta lây lan với tốc độ chóng mặt thực sự là mối đe dọa khắp toàn cầu - (Ảnh: Internet).

Nhóm nghiên cứu sau đó đã so sánh đối chiếu kết quả với 63 bệnh nhân bị nhiễm một chủng khác vào năm 2020 và đã nhận ra rằng, biến thể Delta tạo ra các bản sao nhanh hơn, thười gian ủ bệnh ngắn hơn các biến chủng trước đó.

Vì thế, biến chủng Delta sau khi hình thành đã bành trướng với tốc đọ chóng mặt ở mỹ, từ 10% tổng số ca nhiễm vào giữa tháng 6 tăng lên gần 84% tổng số ca nhiễm mới vào giữa tháng 7.

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, biến chủng Delta là "đột biến kép" vì mang 2 loại đột biến: L452R và E484Q. Những người nhiễm biến thế Delta có số bản sao virus trong đường hô hấp nhiều gấp 1.000 lần so với những người nhiễm chủng Covid-19 ban đầu.

Khi mắc biến thể Delta, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như ho và sốt, biểu hiện sau 4 ngày. Trong khi đó, chủng Covid-19 ban đầu có thời gian ủ bệnh khoảng 6 ngày. Như vậy, có thể thấy, biến thể Delta lây lan nhanh hơn từ 2-3 lần so với chủng virus xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Vaccine Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả cao chống lại biến thể Delta

Trước sự lây lan khủng khiếp của biến thể Delta, vaccine vẫn được đánh giá là vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh. Đến thời điểm hiện tại, vaccine Pfizer (Mỹ) và AstraZeneca (Anh) có hiệu cao trong việc chống lại biến thể Delta, tất nhiên khi đã tiêm đủ 2 liều.

Các nhà nghiên cứu cho rằng vaccine AstraZeneca và Pfizer có tác dụng chống lại biến thể Delta - (Ảnh: Internet).

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England, xác nhận những phát hiện này do Cơ quan y tế Công cộng Anh (PHE) đưa ra vào tháng 5 vừa qua về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca sản xuất.

Nghiên cứu cho thấy rằng, hai mũi tiêm Pfizer có hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng từ biến thể Delta, so với 93,7% đối với biến thể Alpha, giống như báo cáo trước đây.

Trong khi đó, hai mũi vaccine AstraZeneca có hiệu quả 67% đối với biến thể Delta, tăng từ 60% được báo cáo ban đầu và 74,5% hiệu quả đối với biến thể Alpha, so với ước tính ban đầu là 66%.

PHE trước đây đã nói rằng liều đầu tiên của một trong hai loại vaccine này có hiệu quả khoảng 33% đối với bệnh có triệu chứng từ biến thể Delta. Nghiên cứu đầy đủ được công bố hồi đầu tháng 7 cho thấy, một liều tiêm Pfizer có hiệu quả 36% và một liều vaccine AstraZeneca có hiệu quả khoảng 30% chống lại biến thể nguy hiểm dễ lây lan này.

Sự xuất hiện của biến thể Delta khiến cuộc chiến chống Covid-19 như bước sang một giai đoạn mới nguy hiểm hơn, khó kiểm soát hơn. Điều quan trọng để đẩy lùi dịch bệnh vẫn là chủng ngừa vaccine và tạo miễn dịch cộng đồng.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-bien-the-delta-co-the-lay-lan-chong-mat-nhu-hien-nay-31525/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY