12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao các biến chủng Covid-19 dễ lây lan bây giờ mới xuất hiện, đe dọa khắp toàn cầu?

Đại dịch Covid-19 tấn công chúng ta từ năm 2019 và đến nay vẫn đang đe dọa nhiều quốc gia. Sự xuất hiện của các biến chủng virus đột biến trải dài trong toàn bộ quá trình của đại dịch nhưng phải đến cuối năm 2020, các biến thể dễ lây lan mới xuất hiện.

Có một số lý giải cho điều này trong đó có sự gia tăng theo cấp số nhân của số ca mắc mới toàn cầu. Mỗi ca mắc Covid-19 đều tạo cơ hội cho virus đột biến và nếu số ca mắc tiếp tục tăng lên, nhiều biến chủng mới có khả năng xuất hiện.

Mới đây, các nhà khoa học ở New Zeland đã đưa ra 3 yếu tố giải thích cho việc các biến thể Covid-19 dễ lây lan bây giờ mới xuất hiện.

Áp lực phải đột biến

Mã di truyền của SARS-CoV-2 gồm 1 chuỗi RNA khoảng 30.000 chữ cái. Khi virus xâm nhập vào tế bào con người, nó sẽ chiếm quyền điều khiển để tạo ra hàng nghìn bản sao của chính nó, nhưng quá trình sao chép không hoàn hảo.

Những biến thể của virus SARS-CoV-2 ngày càng có sự thay đổi, khác biệt lớn.

Những đột biến hay sai lầm trong quá trình sao chép đó xảy ra trung bình vài lần một tuần trong bất kỳ chuỗi lây truyền nào, thường là thay đổi trong một chữ cái và không tạo ra khác biệt quá lớn. Tuy nhiên một số đột biến sẽ thay đổi dạng vật lý của virus, có thể thay đổi cách biến thể mới hoạt động.

Gần đây, số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới tăng lên đáng kể trong những tháng cuối năm 2020. Theo tính toán, có khoảng 35 triệu ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên thế giới trong 9 tháng đầu năm 2020 nhưng con số này đã nhân đôi chỉ 2 tháng sau đó. Sự gia tăng số lượng ca nhiễm khiến các biến chủng của virus xuất hiện ngày càng nhiều và các biến chủng mới càng có nhiều khả năng xuất hiện hơn.

Biến chủng virus ngày càng đa dạng

Các biến thể Covid-19 ngày càng có sự khác biến lớn về đột biến so với các trình tự gen SARS-CoV-2, trong khi thông thường hầu hết các trình tự gen virus chỉ khác nhau một vài đột biến.

Sự gia tăng đa dạng nhanh như vậy được quan sát thấy ở các trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 mãn tính, thường là các bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch.

Thông thường bệnh nhân chiến đấu với Covid-19 trong khoảng thời gian 1-2 tuần nhưng một số người mắc bệnh mãn tính lại kéo chiến đấu với bệnh trong nhiều tháng. Trong khoảng thời gian này, virus tiếp tục phát triển đôi khi rất nhanh khi mà hệ miến dịch suy yếu, tạo ra các thách thức đối với virus nhưng không tiêu diệt được nó, khiến virus có cơ hội liên tục thay đổi để thích nghi.

Với khả năng miễn dịch tự nhiên cũng như khả năng bảo vệ bằng vắc xin ngày càng tăng, áp lực gia tăng với các biến thể virus để tránh khỏi khả năng phòng vệ miễn dịch.

Biến thể mới có xuất hiện tiếp không?

Nếu virus còn tốn tại thì nó sẽ tiếp tục đột biến. Với khả năng miễn dịch tự nhiên cũng như khả năng bảo vệ bằng vắc xin ngày càng tăng, áp lực gia tăng với các biến thể virus để tránh khỏi khả năng phòng vệ miễn dịch.

Virus SARS-CoV-2 phiên bản gốc chỉ cần đột biến một vài lần là đã tốt hơn, khỏe hơn, thích nghi tốt hơn với con người.

Các biến thể mới không phải là yếu tố lan truyền chính trên thế giới. Hiện tại, đa số đều còn rất nhạy cảm với bất kỳ biến thể nào của SARS-CoV-2, kẻ cả phiên bản gốc. Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và ngăn ngừa sự xuất hiện của biến chủng mới là giảm ca mắc bằng các biện pháp kiểm soát và tiêm chủng.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-cac-bien-chung-covid-19-de-lay-lan-bay-gio-moi-xuat-hien-de-doa-khap-toan-cau-30178/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY