12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao không nên chà xát hoặc xoa bóp vết tiêm sau khi chủng ngừa vaccine COVID-19?

Tiêm phòng vaccine COVID-19 là một trong những biện pháp quan trọng nhất để duy trì sự sống trong đại dịch này. Dù là bất kỳ loại vaccine nào bạn nhận được, việc tuân thủ các hướng dẫn thích hợp để tối đa hóa khả năng bảo vệ miễn dịch của vaccine là vô cùng quan trọng.

Đối với việc tiêm chủng, có một số điều nên làm và không nên làm mà các chuyên gia khuyến nghị để giảm thiểu tác dụng phụ và giữ cho vaccine hoạt động tốt.

Trong khi một số quy tắc cơ bản quy địn,h bạn không được làm cơ thể căng thẳng trước hoặc sau khi tiêm vaccine và tránh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau. Một số chuyên gia cũng khuyến nghị rằng, những người đã tiêm vaccine nên tránh chà xát vết tiêm quá nhiều và tránh gây áp lực quá mức lên khu vực này.'

Sau khi tiêm vaccine, đau nhức và cứng tại chỗ tiêm là một trong những tác dụng phụ thường gặp của vaccine COVID-19.

Điều gì gây ra đau và nhức tại chỗ tiêm?

Sau khi tiêm vaccine, đau nhức và cứng tại chỗ tiêm là một trong những tác dụng phụ thường gặp của vaccine COVID-19. Tình trạng đau nhức và mẩn đỏ, cũng có thể xuất hiện ở dạng 'cánh tay COVID' có thể kéo dài trong nhiều ngày và khiến một người khó cử động cánh tay trên, nơi đã tiêm vaccine.

Tuy nhiên, tình trạng đau nhức tại chỗ tiêm được coi là một phản ứng cục bộ đối với việc tiêm vaccine, tức là các tác động gây ra tại chính nơi tiêm thuốc. Phản ứng gây đau nhức cánh tay là một ví dụ đầu tiên về cách cơ thể nhận biết vaccine.

Khi bạn tiêm vaccine, cơ thể sẽ coi đó là một chấn thương, giống như bị chảy máu hoặc bị đứt tay và gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch máu. Là một phần của quá trình này, các tế bào miễn dịch cũng gây ra chứng viêm, điều này sau đó sẽ giúp cơ thể bảo vệ khỏi cùng một mầm bệnh nếu bạn gặp lại nó. Ngoài đau nhức, một số người còn có thể bị mẩn đỏ, kích ứng và sưng tấy gần vết tiêm.

Xoa bóp hoặc chà xát tại chỗ tiêm có gây kích ứng không?

Một số phản ứng cục bộ với vaccine, chẳng hạn như cứng hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm có thể khá đau và khó cử động cánh tay. Mặc dù xoa bóp khu vực này hoặc xoa nhẹ có vẻ rất hữu ích và làm giảm bất kỳ chứng viêm nào, nhưng các chuyên gia khuyên bạn không nên làm như vậy với vaccine. Chà xát nhanh chóng tại vị trí được tiêm cũng có thể không tốt.

Mặc dù xoa bóp khu vực này hoặc xoa nhẹ có vẻ rất hữu ích và làm giảm bất kỳ chứng viêm nào, nhưng các chuyên gia khuyên bạn không nên làm như vậy với vaccine.

Một trong những lý do chính giải thích tại sao điều này không được khyến khích là do cách thức tiêm vaccine, tức là qua đường tiêm bắp. Với vaccine tiêm bắp (hầu hết các mũi tiêm vaccine COVID-19 hiện nay đều được tiêm theo phương pháp này), việc chà xát, véo hoặc xoa bóp chỗ tiêm có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

Các bác sĩ tiêm chủng cũng đề nghị rằng nên tránh chà xát hoặc xoa bóp ngay sau hoặc vài giờ sau khi tiêm chủng, khi thuốc trong vaccine đạt đến nồng độ cao nhất và do đó tránh việc hấp thu ngược lại.

Bạn có thể làm gì để chống lại cơn đau nhức tại chỗ tiêm?

Mặc dù xoa bóp khu vực này có thể là một vấn đề lớn, nhưng bằng mọi cách, đau và cứng, là một tác dụng phụ khó xử lý khi tiêm chủng. Nó có thể làm cho toàn bộ cánh tay bị cứng, dẫn đến nhiều cơn đau khó chịu và là một triệu chứng mất nhiều thời gian nhất để giải quyết.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình quay cuồng với những cơn đau khủng khiếp và cứng khớp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị tự nhiên như chườm đá, chườm ấm, tập thể dục nhẹ nhàng cánh tay nơi bị tiêm. Điều này sẽ giúp chống lại tác dụng phụ và giảm đau nhanh hơn.

Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau cũng có thể được coi là an toàn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc sử dụng chúng nên ở mức tối thiểu, và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng những người nhạy cảm với cơn đau sau khi tiêm chủng nên tiêm phòng ở cánh tay không thuận.

Xem thêm:

Nhật Bản điều tra vụ 2 người tử vong sau khi tiêm chủng COVID-19 mũi thứ 2 bằng vaccine Moderna

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-khong-nen-cha-xat-hoac-xoa-bop-vet-tiem-sau-khi-chung-ngua-vaccine-covid-19-31969/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY