12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao ngày càng nhiều trường hợp tiêm chủng đẩy đủ vẫn nhiễm COVID-19?

Nhiễm trùng đột phá là khi một người nào đó xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi được tiêm chủng đầy đủ, bất kể triệu chứng.

Tin tốt là hầu hết các bệnh nhiễm trùng đột phá thường dẫn đến các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào. Điều này cho chúng ta thấy rằng vaccine đang làm chính xác những gì chúng phải làm là bảo vệ chúng ta khỏi bệnh nặng và tử vong. Vaccine không được thiết kế để bảo vệ chúng ta hoàn toàn khỏi bị nhiễm bệnh.

Những người bị nhiễm trùng đột phá có thể tiếp tục lây nhiễm bệnh cho những người khác. Bằng chứng sơ bộ cho thấy những người được chủng ngừa có thể có lượng virus trong mũi cao, có khả năng lây truyền cao như những người chưa được chủng ngừa.

Khả năng miễn dịch sau khi tiêm vaccine sẽ giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu được tiêm phòng, cơ thể sẽ loại bỏ virus nhanh hơn, giảm thời gian lây nhiễm và do đó giảm nguy cơ lây lan bệnh. Dưới đây là lý do tại sao các trường hợp đột phá đang xảy ra và tại sao bạn không nên lo lắng quá nhiều.

Khả năng miễn dịch của vaccine suy giảm và sự xuất hiện của biến thể Delta

Hai nghiên cứu từ Vương quốc Anh cho thấy khả năng miễn dịch mà chúng ta nhận được từ vaccine COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, sau khoảng 4 đến 6 tháng. Trong khi biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn tiếp tục lây lan, khả năng miễn dịch suy giảm sẽ dẫn đến nhiều trường hợp nhiễm trùng đột phá hơn.

Các loại vaccine hiện đã được phê duyệt được mô phỏng theo chủng virus ban đầu được phân lập ở Vũ Hán, không phải biến thể Delta, hiện đang chiếm ưu thế trên hầu hết thế giới. Sự kết hợp không hoàn hảo giữa vaccine và virus có nghĩa là mức độ bảo vệ chống lại Delta chỉ thấp hơn một chút.

Bởi vì mức độ hiệu quả là rất cao từ đầu, mức giảm nhỏ này là không đáng kể trong ngắn hạn. Nhưng ảnh hưởng của việc suy giảm theo thời gian có thể dẫn đến nhiễm trùng đột phá xuất hiện sớm hơn.

Mặc dù số lượng các trường hợp nhiệm trùng đột phá gia tăng ở những người được tiêm chủng đầy đủ, nhưng phần lớn những người bị COVI-19 nặng và tử vong là không được tiêm chủng.

Phần lớn những người bị COVID-19 nặng và tử vong là không được tiêm chủng.

Mức độ tiếp xúc cao với virus

Mức độ tiếp xúc với virus của một người có thể là một lý do khác dẫn đến nhiễm trùng đột phá. Nếu bạn đã được tiêm phòng đầy đủ và chỉ tiếp xúc thoáng qua với một trường hợp dương tính, bạn sẽ không hít phải nhiều virus và do đó không có khả năng phát triển nhiễm trùng có triệu chứng.

Nhưng nếu bạn ở cùng phòng với một ca dương tính trong một thời gian dài, bạn có thể hít phải một lượng lớn virus. Điều này làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó chống lại. Đây có thể là một lý do khiến nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe bị nhiễm trùng đột phá, vì họ đang tiếp xúc với tải lượng virus cao.

Mặc dù các bệnh nhiễm trùng đột phá có thể mang lại sự bảo vệ bổ sung cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ gần giống như một mũi tiêm vaccine tăng cường. Tuy nhiên, không bao giờ được khuyến khích những người đã được tiêm chủng đầy đủ sử dụng COVID để tăng cường khả năng miễn dịch, vì bạn có thể bị ốm nặng hoặc tử vong.

Theo các chuyên gia, khi COVID-19 trở thành một căn bệnh đặc hữu, nghĩa là nó đã xâm nhập vào quần thể người, chúng ta sẽ cần phải theo dõi thường xuyên về sự tương tác giữa vaccine và virus. Virus có thể bắt đầu bị tiêu diệt, nhưng nó cũng có thể liên tục phát triển và né tránh vaccine, giống như bệnh cúm.

Xem thêm:

Những người từng nhiễm bệnh được tiêm chủng đầy đủ sẽ có ‘siêu miễn dịch’ chống lại các biến thể COVID-19

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-ngay-cang-nhieu-truong-hop-tiem-chung-day-du-van-nhiem-covid-19-32032/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY