12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao người tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu 2 giờ sau bữa ăn?

Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều biết rằng lượng đường trong máu có được kiểm soát tốt hay không phụ thuộc vào lượng đường trong máu tại hai thời điểm, một là đường huyết lúc đói, hai là đường huyết sau bữa ăn 2 giờ.

Đường huyết lúc đói đề cập đến lượng đường trong máu 8-12 giờ sau khi ăn, không bao gồm ảnh hưởng của việc ăn uống đối với lượng đường trong máu, điều này đã được hiểu rõ.

Nhưng nếu bạn muốn biết ảnh hưởng của việc ăn uống đối với lượng đường trong máu, tại sao bạn phải đo đường huyết 2 giờ sau bữa ăn thay vì nửa giờ hoặc một giờ?

Có phải do đường huyết 2 giờ sau bữa ăn là điểm cao nhất sau bữa ăn, và kiểm soát tốt đường huyết cao nhất tức là kiểm soát đường huyết sau ăn đạt tiêu chuẩn?

Lý do cần kiểm tra đường huyết sau bữa ăn 2 giờ

Ngay từ giai đoạn đầu của bữa ăn, thức ăn đầu tiên được nghiền nát trong dạ dày và trộn với các loại men tiêu hóa khác nhau. Nhưng dạ dày không có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, và chức năng hấp thụ chỉ có thể thực hiện ở ruột non.

Rất khó để biết khi nào đường huyết của mỗi người sẽ đạt cao nhất sau bữa ăn.

Trong những trường hợp bình thường, thức ăn đi vào dạ dày, và sau đó thức ăn được thải từ dạ dày xuống ruột non, thường bắt đầu khoảng 15 phút sau khi ăn. Điều này tức là ruột non bắt đầu hấp thụ các chất dinh dưỡng như glucose và đường huyết bắt đầu tăng 15 phút sau khi ăn.

Khi dạ dày đẩy ngày càng nhiều thức ăn xuống ruột non, lượng đường trong máu ngày càng tăng cao, nhưng khi lên đến đỉnh điểm sẽ khác nhau ở mỗi người.

Điều này là do dạ dày của mỗi người khác nhau và thải thức ăn vào ruột non với tốc độ khác nhau. Người bình thường thường cho thấy lượng thức ăn tiết ra cao nhất khoảng 30-60 phút sau bữa ăn và lượng đường trong máu có thể đạt mức cao nhất.

Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, người nhu động dạ dày không đủ, người ốm nằm liệt giường, người gầy yếu,… thì tốc độ thải tương đối chậm, đỉnh thải sẽ chậm, đỉnh đường huyết trong máu cũng bị trì hoãn.

Do đó, rất khó để biết khi nào đường huyết của mỗi người sẽ đạt cao nhất sau bữa ăn. Không thể đánh giá khi nào đường huyết của mỗi người đạt giá trị cao nhất sau bữa ăn và cũng không cần thiết phải xét nghiệm từng người. .

Nhưng sau bữa ăn thì có một điều giống nhau ở tất cả mọi người, đó là về cơ bản tất cả thức ăn trong dạ dày được tống vào ruột non 2 giờ sau bữa ăn. Về cơ bản khi đó ruột non đã hoàn thành việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như glucose trong thức ăn.

Tuy nhiên đây không phải là đỉnh của lượng đường trong máu sau ăn, bởi vì trong khi ruột non đang hấp thụ glucose, cơ thể vẫn liên tục tiêu thụ lượng đường trong máu.

Khi theo dõi đường huyết 2 giờ sau bữa ăn cần chú ý hai điểm này

Thời gian nên tính từ miếng ăn đầu tiên

Nhiều người nhầm lẫn về thời điểm đo đường huyết 2 giờ sau bữa ăn, và không hiểu tại sao nên tính thời điểm bắt đầu từ miếng đầu tiên của bữa ăn chứ không phải trong hoặc sau bữa ăn.

Trên thực tế, thời gian bắt đầu từ miếng đầu tiên của bữa ăn, đó là một tiêu chuẩn, bởi vì những người khác nhau ăn vào những thời điểm khác nhau, có người chỉ cần 10 phút để ăn một bữa, trong khi những người khác có thể mất 40 phút.

Đường huyết sau ăn 2 giờ trong khi dùng thuốc bình thường là chính xác

Do đó, để đồng nhất, bệnh nhân bắt buộc phải căn thời gian từ miếng ăn đầu tiên.

Đường huyết sau ăn 2 giờ trong khi dùng thuốc bình thường là chính xác

Nhiều người cảm thấy rằng việc theo dõi lượng đường trong máu của họ là khi họ không dùng thuốc. Trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường nếu không dùng thuốc sẽ khó kiểm soát đường huyết.

Thông thường mục đích của việc đo đường huyết sau ăn là để phát hiện liều lượng dùng thuốc và chế độ ăn có phù hợp để kiểm soát bệnh hay không.

Kế hoạch điều trị được điều chỉnh theo đường huyết sau ăn 2 giờ. Vì vậy, đối với mức đường huyết sau ăn 2 giờ cần theo dõi chính xác sau khi uống thuốc và ăn uống bình thường.

Xem thêm:

Phản hồi chính thức từ WHO cho các câu hỏi thường gặp về bệnh đậu mùa khỉ

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-nguoi-tieu-duong-can-kiem-tra-luong-duong-trong-mau-2-gio-sau-bua-an-34784/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY