Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Vì sao nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng? Làm sao để khắc phục?

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do ma sát giữa quần áo và da, nổi mề đay, thay đổi thời tiết, vệ sinh da kém hoặc do tác dụng phụ của một số loại Thu*c.

nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do ma sát giữa quần áo và da, nổi mề đay, thay đổi thời tiết, vệ sinh da kém, suy giảm chức năng gan hoặc do tác dụng phụ của một số loại Thu*c điều trị.

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng do đâu?

Mẩn ngứa là triệu chứng da xuất hiện những đốm đỏ nhỏ, ngứa, sưng viêm và nóng rát. Đây là triệu chứng lâm sàng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.

Mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do những nguyên nhân sau:

    Vết cắn côn trùng: Nọc độc từ các loài côn trùng có thể khiến da bị kích ứng, dẫn đến tình trạng phát ban và nổi mẩn ngứa.
  • Ma sát giữa quần áo và da: Vùng thắt lưng là một trong những vị trí dễ xuất hiện ma sát giữa da và quần áo. Hiện tượng này khiến biểu bì da tổn thương, đỏ và nổi mẩn.
  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng là tình trạng tổn thương da khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Dị ứng da có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào – trong đó có vùng da ở thắt lưng.
  • Viêm da tiếp xúc: Mẩn ngứa ở thắt lưng có thể phát sinh nếu vùng da này tiếp xúc với mủ/ nhựa của một số loài thực vật.
  • Bệnh vẩy nến: Vẩy nến là tình trạng da bắt nguồn do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch. Các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát khi cơ thể thay đổi nội tiết, stress hoặc suy giảm miễn dịch. Vẩy nến gây đỏ, ngứa, viêm trên bề mặt da, triệu chứng này có thể phát sinh ở vùng da thắt lưng hoặc bất cứ vùng da nào trên cơ thể.
  • Mang thai: Mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mẩn đỏ. Nguyên nhân cụ thể bắt nguồn từ sự tăng đột ngột của các hormone trong thời gian thai kỳ.
  • Thu*c điều trị: Sử dụng Thu*c có thể làm phát sinh triệu chứng mẩn ngứa, phát ban ở trên da. Một số loại Thu*c có thể gây ngứa và nổi mẩn trên da gồm có Allopurinol, Thu*c ức chế men chuyển, Estrogen, Amiodarone, Opioids. Simvastatin,…
  • Tâm lý: Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể gây phát ban và nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng.
  • Rượu bia: Phản ứng nổi mẩn đỏ trên da có thể phát sinh ở những người không dung nạp hoặc dị ứng với thành phần trong rượu bia.
  • Bệnh gan: Suy giảm chức năng gan dẫn đến tình trạng các thành phần trong thực phẩm không được chuyển hóa hoàn toàn. Một hàm lượng nhỏ thành phần này tồn đọng trong da và gây ngứa, nổi mẩn.
  • Vệ sinh da kém: Da không được làm sạch hoàn toàn khiến bụi bẩn và bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy.

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. để xác định đúng nguyên nhân, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể.

Các biện pháp khắc phục nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng

1. Chăm sóc tại nhà

Tình trạng mẩn ngứa ở da thường đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. để cải thiện triệu chứng này, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây

    Tránh xa những tác nhân gây dị ứng: Rượu bia, bụi bẩn, Thu*c lá, lông chó mèo,… có thể là nguyên nhân khiến vùng thắt lưng nổi mẩn đỏ. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là tránh xa những tác nhân gây dị ứng này.
  • Dưỡng ẩm da: Các thành phần trong kem dưỡng ẩm có thể làm dịu, cải thiện bề mặt và khắc phục triệu chứng ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên bạn cần sử dụng những loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và ít kích ứng (Vaseline, Eucerin,…). Dùng sản phẩm có chứa cồn, hương liệu có thể khiến da dị ứng và làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng.
  • Chườm lạnh: Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu có thể được cải thiện khi bạn thực hiện chườm lạnh. Sử dụng khăn lạnh đắp lên vùng thắt lưng trong 5 – 10 phút để làm dịu da, cải thiện tình trạng nóng rát và khó chịu.
  • Uống đủ nước: Việc bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng quá trình thanh lọc, giúp giảm các thành phần kích thích tồn đọng và cải thiện triệu chứng nổi mẩn trên da.
  • Mặc quần rộng: Trong thời gian điều trị mẩn ngứa ở vùng thắt lưng, bạn nên mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên vùng da này.
  • Tránh nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và làm nghiêm trọng hóa những triệu chứng trên da. Vì vậy bạn nên giữ cơ thể thông thoáng, mát mẻ khi đang điều trị mẩn ngứa.
  • Chú ý sản phẩm vệ sinh da: Một số loại sữa tắm có độ pH cao có thể bào mòn màng bảo vệ, gây ngứa rát và nổi mẩn. Nếu bạn nghi ngờ sản phẩm này gây ra tình trạng trên da, cần ngưng sử dụng và thay thế bằng sản phẩm phù hợp hơn.
  • Tránh gãi và chà xát: Áp lực từ tay lên những nốt mẩn đỏ có thể gây ngứa dữ dội, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Vì vậy bạn nên thực hiện chườm lạnh để làm giảm ngứa thay vì gãi và chà xát.
  • Tránh dùng bia rượu và đồ uống có cồn: Nếu bạn dị ứng hoặc dung nạp rượu bia, cần hạn chế sử dụng những đồ uống có cồn.

2. Sử dụng Thu*c

Nếu triệu chứng trên da không cải thiện sau 2 – 3 ngày, bạn có thể sử dụng một số loại Thu*c để điều trị tình trạng này.

    Kem chứa corticosteroid (Mometasone, Betamethasone, Hydrocortisone,…): Có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng loại Thu*c này trong 10 ngày để hạn chế tình trạng teo và mỏng da.
  • Thu*c gây tê tại chỗ (Capsaicin, Doxepin, Benzocain,…): Được sử dụng nhằm làm tê bề mặt và giảm ngứa. Loại Thu*c này thích hợp với trường hợp nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng do viêm da tiếp xúc.
  • Thu*c kháng histamine (Loratadine, Clorphenamine, Fexofenadine,…): Thích hợp với trường hợp mẩn ngứa do phản ứng dị ứng gây ra. Nhóm Thu*c này có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, vì vậy khi sử dụng bạn nên hạn chế lái xe hay vận hành máy móc.
  • Thu*c kháng sinh: Trong trường hợp có nghi ngờ nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê toa Thu*c kháng sinh (Amoxicillin, Erythromycin,…).

Nếu các tình trạng mẩn ngứa trên da có xu hướng nghiêm trọng và đi kèm với những triệu chứng khác như mưng mủ, chảy dịch, đau cơ, khớp, sốt,… bạn cần tìm gặp bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/man-ngua-o-vung-that-lung)

Tin cùng nội dung

  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Chọc ống sống thắt lưng (lumbar puncture hay spinal tap) là thủ thuật lấy một mẫu dịch não tủy để làm xét nghiệm. Dịch não tủy là chất lỏng bao quanh não và tủy sống.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh đau thắt lưng: cách phòng ngừa, chữa trị và các bài tập vận động để có cơ thắt lưng khoẻ mạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY