Mắt hôm nay

Vì sao thường xuyên bị nháy mắt?

Dạo này tôi hay bị nháy mắt. Khi tôi tập trung nói, hát, hay nhìn xuống thì ít bị nháy mắt.

Nhưng khi tôi tập trung nhìn vào một vật nào đó hoặc khi chăm chú lắng nghe thì lại bị nháy mắt liên tục. Mong chuyên mục cho biết vì sao lại thế? Cách điều trị thế nào.

Lan Hương (Bắc Giang)

Ảnh minh họa: Internet

Chào bạn,

Khi cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếumáu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc... cũng có thể khiến bạn có biểu hiệnnháy mắt. Ngoài ra, còn có các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm:Tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh …

Điều trị nháy mắt cần phối hợp giữa việc dùngThu*c, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Các Thu*c được sử dụng nhằm mục đích chủ yếu là lập lại cânbằng giữa hai hệ thần kinh thể dịch: Dopamine là chất trung gian thần kinh gây co cơ và cholinergiclà chất trung gian thần kinh gây giãn cơ. Trường hợp nặng, có thể bạn phải can thiệp phẫu thuật gồmnhiều phương pháp như: Hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII; cắt lọc cơ vòng trên sụn và trướcsụn, treo mi; tiêm độc tố gây liệt cơ...

Khi nháy mắt được can thiệp điều trị, bạn cần phòng bệnh quay trởlại bằng cách sắp xếp thời gian để ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày tránh cho mắt không bị mệt mỏi dothiếu ngủ. Loại bỏ hoặc hạn chế những trạng thái gây căng thẳng thần kinh. Khám sức khỏe định kỳ đểkịp thời phát hiện và điều trị tích cực các bệnh gây nháy mắt như: Thiếu máu, cận thị, loạn thị,viêm giác mạc, bệnh gây tổn thương dây thần kinh số V.

Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai - Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vi-sao-thuong-xuyen-bi-nhay-mat-n198889.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY