12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vì sao tình trạng cục máu đông nguy hiểm lại dễ xảy ra ở bệnh nhân COVID-19 nặng?

Một bài báo mới đây trên tạp chí Blood (thuộc hiệp hội huyết học Hoa Kỳ) tiết lộ cách kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại COVID-19 đang kích hoạt chức năng của tiểu cầu, có thể gây ra cục máu đông gây tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng.

Lý do cục máu đông nguy hiểm có thể xảy ra ở bệnh nhân COVID-19 nặng

Tiểu cầu là những tế bào nhỏ được tìm thấy trong máu, hình thành cục máu đông để cầm máu hoặc ngăn ngừa chảy máu. Nhưng khi tiểu cầu hoạt động không bình thường, điều này có thể dẫn đến những lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe như đột quỵ và đau tim.

Nghiên cứu đã lấy các kháng thể được tạo ra chống lại protein gai của coronavirus từ những người bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, và nhân bản chúng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

Tiểu cầu là những tế bào nhỏ được tìm thấy trong máu, hình thành cục máu đông để cầm máu hoặc ngăn ngừa chảy máu - (Ảnh: Internet).

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, các loại đường nhỏ được tìm thấy trên bề mặt của các kháng thể này khác với các kháng thể từ những người khỏe mạnh. Khi các kháng thể nhân bản đó được đưa vào phòng thí nghiệm với các tế bào máu lấy từ những người hiến tặng khỏe mạnh, đã có sự gia tăng hoạt động của tiểu cầu.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, có thể làm giảm hoặc ngăn chặn tiểu cầu phản ứng theo cách này bằng việc xử lý máu với các thành phần hoạt tính từ các loại thuốc khác nhau - gây ức chế chức năng tiểu cầu hoặc phản ứng miễn dịch.

Đa số các loại thuốc hiện đang được sử dụng để điều trị các vấn đề về hệ thống miễn dịch giúp làm giảm hoặc ngăn chặn các tế bào sản xuất phản ứng tiểu cầu quá mức.

Không có thêm nguy cơ đông máu sau khi tiêm liều thứ 2 của vaccine COVID AstraZeneca

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn đông máu rất hiếm gặp sau khi tiêm liều vccine AstraZeneca thứ hai, tương tự như ở những người không dùng vaccine này.

Theo một nghiên cứu do nhà sản xuất thuốc Anh - Thụy Điển dẫn đầu và tài trợ, vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca có liên quan đến nguy cơ hình thành cục máu đông hiếm gặp sau liều tiêm đầu tiên nhưng sẽ không có thêm rủi ro nào cho tình trạng này khi tiêm mũi thứ hai.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet hôm thứ Ba cho thấy, tỷ lệ mắc chứng rối loạn đông máu rất hiếm gặp (chứng huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS)), sau khi tiêm liều vaccine AstraZeneca thứ hai có thể so sánh với tỷ lệ bình thường trong những người không được tiêm chủng.

Không có thêm nguy cơ đông máu sau khi tiêm liều thứ 2 của vaccine COVID AstraZeneca - (Ảnh: Internet).

Rối loạn đông máu là hội chứng rất hiếm xảy ra khi một người có cục máu đông (huyết khối) cũng như số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu). Nó cũng được gọi là giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch do vaccine (VITT). Các trường hợp TTS hiếm gặp đã được báo cáo sau khi chủng ngừa bằng vaccine AstraZeneca dẫn đến việc một số quốc gia hạn chế hoặc ngừng sử dụng vaccine phòng bệnh này.

Các tác giả của nghiên cứu đã chứng minh rằng, tỷ lệ ước tính của TTS sau khi tiêm liều AstraZeneca thứ hai là 2,3 trên một triệu trường hợp, có thể so sánh với tỷ lệ mắc hội chứng này trong một nhóm dân số không được tiêm chủng. Họ cho biết tỷ lệ là 8,1 trên một triệu liều vaccine sau mũi tiêm đầu tiên.

Phân tích được thực hiện bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu an toàn trên toàn cầu của AstraZeneca, cơ sở dữ liệu này nắm bắt tất cả các tác dụng phụ được báo cáo tự phát từ việc sử dụng thuốc và vaccine trong thế giới thực trên toàn thế giới.

Các trường hợp TTS được báo cáo trên toàn cầu đã được tính đến ngày 30 tháng 4 năm nay và xảy ra trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiêm liều thứ nhất hoặc thứ hai của vaccine AstraZeneca.

Kết quả này phù hợp với các báo cáo gần đây của cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm y tế Anh (MHRA), hệ thống thu thập và giám sát thông tin về các mối lo ngại về an toàn của Vương quốc Anh, cũng cho thấy tỷ lệ TTS thấp sau liều thứ hai vaccine AstraZeneca. Hơn nữa, tình trạng rất hiếm gặp này cũng có thể tránh được khi các triệu chứng được xác định và điều trị thích hợp.

Được đồng phát triển bởi Đại học Oxford, vaccine AstraZeneca dựa trên một phiên bản làm suy yếu của virus cảm lạnh thông thường (adenovirus). Vaccine phòng ngừa COVID-19 này có chứa vật liệu di truyền của protein gai ở virus SARS-CoV-2, bộ phận mà loại virus này sử dụng để xâm nhập và lây nhiễm các tế bào của con người.

Sau khi tiêm vaccine, protein gai trên bề mặt được sản xuất, tạo mồi cho hệ thống miễn dịch để tấn công virus SARS-CoV-2 nếu sau đó nó lây nhiễm vào cơ thể người. Theo các nhà sản xuất, vaccine AstraZeneca đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca cũng đang được Bộ y tế tiếp nhận và tiêm chủng cho người dân.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vi-sao-tinh-trang-cuc-mau-dong-nguy-hiem-lai-de-xay-ra-o-benh-nhan-covid-19-nang-31576/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY