Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vì sao trời rất rét nhưng bé hay đạp tung chăn vào ban đêm, điều thứ ba ít mẹ để ý

Có một vấn đề khiến nhiều mẹ phải đau đầu chính là việc bé thường xuyên đạp chăn vào ban đêm, ngay cả khi trời rất lạnh.

Nhiều mẹ thường phàn nàn với nhau rằng, trời thì lạnh mà bé ngủ thường đạp chăn, ''nằm phơi'' người cả đêm. Chỉ cần mẹ lỡ ngủ say lâu lâu một chút, lúc tỉnh dậy là y rằng phát hoảng vì con mình nằm chơ vơ không chăn gối, sờ người lạnh buốt.

Chưa kể, trời mùa đông rét mướt, mẹ thì mấy lớp áo cộng thêm chăn bông dày sụ, còn bé cứ đắp vào lại đạp ra. Mẹ sợ bé lạnh, bé ốm, ho nên thấp thỏm đắp chăn cho con, còn con thì cứ nhè lúc mẹ không để ý là hất chăn ra.

Tuy nhiên, mẹ có bao giờ đi tìm hiểu nguyên nhân mấu chốt vì sao bé không chịu đắp chăn vào ban đêm hay chưa? Thực tế, nếu trẻ ngủ trong một môi trường thoải mái vào ban đêm và không có cảm giác khó chịu về thể chất thì sẽ không đá chăn quá thường xuyên. Nhưng nếu trẻ liên tục tung chăn ra trong lúc ngủ thì mẹ cần xem xét lại con có gặp các vấn đề này không.

Ảnh minh hoạ.

Chăn quá dày khiến bé nóng bức, nặng nề

Trẻ con không như người lớn, chúng không hề thích những chiếc chăn bông dày sụ, nặng nề. Ở trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất nhanh và dễ ra mồ hôi nên chăn cần nhẹ và mềm hơn.

Nếu đắp chăn quá dày, các bé sẽ rất dễ đổ mồ hôi, nóng bức, ngứa ngáy, và để tạo cho mình sự thoải mái, các bé sẽ đạp bỏ những “thứ” đang đè lên mình một cách vô thức trong giấc ngủ.

Môi trường ngủ của bé có thoải mái không

Mẹ nên nhớ rằng, để có một giấc ngủ ngon, môi trường ngủ của con cần thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, phòng của bé phải được thông gió thường xuyên, thơm mát. Khi thời tiết hanh khô, tăng độ ẩm không khí trong phòng, môi trường ngủ của bé phải được giữ yên tĩnh, v.v.

Đây đều là những biện pháp giúp bé ngủ yên giấc, sâu giấc và có thể cải thiện hiệu quả tình trạng đạp chăn vào ban đêm của bé.

Bé có phải chịu gánh nặng tiêu hóa hay không

Ăn quá nhiều hoặc ăn những đồ khó tiêu vào bữa tối có gây gánh nặng cho dạ dày của bé, khiến bé ấm ách, khó chịu. Cảm giác ấy sẽ theo trẻ vào cả trong giấc ngủ, khiến trẻ không thể nằm yên mà sẽ liên tục lật người, điều chỉnh tư thế ngủ và đạp chăn.

Đặc biệt với những bé có tỳ vị, dạ dày yếu thì mẹ càng cần chú ý. Mẹ không nên cho con ăn quá đói hoặc quá no, ăn thức ăn khó tiêu hay nhiều dầu mỡ.

Thể chất của bé có vấn đề gì không

Khi bé bị ốm, có thể là lúc bé khó đắp chăn nhất. Ví dụ, nhiễm trùng đường hô hấp trên thông thường như cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, đau đầu.

Mỗi triệu chứng có thể gây khó chịu cho cơ thể bé. Khi khó chịu trong người, cũng như người lớn, trẻ sẽ trở mình, vạ vật liên tục, không ngủ ngon và sẽ thường xuyên đạp chăn không chịu đắp.

Theo Thạch Thảo/Gia đình Mới

Link bài gốc Lấy link

https://www.giadinhmoi.vn/vi-sao-troi-rat-ret-nhung-be-hay-dap-tung-chan-vao-ban-dem-dieu-thu-ba-it-me-de-y-d52126.html

Theo Thạch Thảo/Gia đình Mới

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/vi-sao-troi-rat-ret-nhung-be-hay-dap-tung-chan-vao-ban-dem-dieu-thu-ba-it-me-de-y/20211126072646934)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính..
  • Theo ThS. BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều thói quen trong khi chế biến đồ ăn hàng ngày của các mẹ đôi khi làm mất đi lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY