Ẩm thực hôm nay

Vị Thuốc từ cá mè

Cá mè còn có tên khác là : liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả.

Cá mè còn có tên khác là : liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả.

Bộ phận dùng: Thịt, mỡ và mật cá. Thịt cá có nhiều protid; mỡ cá có nhiều acid béo không no; mật cá chứa sterol tương tự như mật cá trắm và cá chép.

Theo y học cổ truyền cá mè vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị. trong sách Thuốc cổ có ghi: thịt cá mè trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hoà ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da thô ráp, tróc da và da khô. người cao tuổi dùng cá mè thường xuyên chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.

Dưới đây là một số món ăn bài Thuốc có cá mè để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

cá mè tươi 300g, khởi tử 30g. cá mè làm sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng; nấu kỹ với khởi tử. trước khi ăn có thể thêm giá đỗ xanh, gừng, rau mùi, rau cần, hành, muối, hồ tiêu; đun chín. ăn trong ngày. dùng cho người suy nhược, sốt, chán ăn.

canh cá mè hạt mướp: cá mè 1 con, hạt mướp 30g, nghệ vàng 10g. nấu ở dạng canh, mỗi ngày 1 lần. dùng cho các trường hợp huyết hư sau đẻ và thiếu sữa.

canh cá mè gừng tươi: cá mè 1 con, gừng tươi 18 - 30g. cá mè làm sạch; gừng tươi 1 củ, cạo vỏ, đập giập nhưng vẫn còn cả thân củ; thêm hồ tiêu, hành tươi, gia vị nấu ở dạng canh cá. cho ăn liên tục đợt 5 - 7 ngày. dùng cho các trường hợp tỳ vị dương hư, hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đầy ợ hơi, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ói.

cá mè hầm đậu đỏ: cá mè 1 con, đậu đỏ hạt 30g. cá mè làm sạch, cho vào nồi hầm nhừ với đậu đỏ, thêm gia vị thích hợp. đợt dùng 5 - 7 ngày. dùng cho các bệnh nhân phù nề, tiểu tiện ít.

đầu cá mè hầm thiên ma: đầu cá mè 1 khúc, thiên ma 15g. cho đầu cá, thiên ma, thêm muối gia vị và nước với số lượng thích hợp, hầm nhừ. cho ăn một đợt 5 - 7 ngày. dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vững), mỏi mệt tay chân.

Mỡ cá mè có nhiều ở phần bụng cá, rán lấy mỡ, dùng chữa bỏng.

Kiêng kỵ: cá mè tính chất ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt khát nước loét miệng; vì vậy các trường hợp dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. không nên ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín, do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-thuoc-tu-ca-me-21199.html)

Tin cùng nội dung

  • Dùng cho người suy nhược, sốt, chán ăn: Cá mè 300g, khởi tử 30g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Cá mè làm sạch, cắt khúc, nấu kỹ với khởi tử, thêm gia vị ăn trong ngày, mỗi ngày ăn một lần. Dùng 5 - 7 ngày.
  • Theo y học cổ truyền, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị, khoẻ gân cốt, thích hợp đối với phụ nữ sau đẻ thiếu sữa,
  • Theo y học cổ truyền, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị, khoẻ gân cốt,
  • Mặc dù hiện nay các sơ sở y tế phát hiện nhiều người bị mắc bệnh sán lá gan lớn nhưng Thuốc điều trị đặc hiệu lại khan hiếm trên thị trường.
  • Trẻ suy dinh dưỡng SDD thường đi kèm với biếng ăn, trong khi đây lại là đối tượng cần ăn tăng cường hơn những trẻ khác để tạo đà phát triển cho bắt kịp chuẩn tăng trưởng.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Đông y cho rằng, nguyên nhân thiếu sữa phần lớn do khí huyết kém, ngoài ra có liên quan tinh thần căng thẳng, can khí uất kết gây tắc sữa. Phòng trị thiếu sữa chủ yếu bổ huyết, ích khí; nếu vú căng đau “viêm” thêm vị thanh can, giải uất, thông nhũ.
  • Tôi rất thích ăn các món gỏi nhất là gỏi cá song, hầu như tháng nào cũng ăn 2 lần.
  • Tôi rất thích ăn gỏi các loại đặc biệt là gỏi cá, ốc luộc, xào các loại. Hầu như tháng nào cũng ăn 2 - 3 lần.
  • Tôi bị bệnh sán lá gan đã lâu. Lúc trước có điều trị nhưng không hết. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi bây giờ nên điều trị ở bệnh viện nào là tốt nhất và chất lượng nhất? Tôi dự định 4 tháng nữa sẽ chuyển về Phú Yên sinh sống, nếu đi TPHCM thường xuyên thì xa quá. Vậy nếu về quê thì tôi nên đến BV nào? Xin cảm ơn Mangyte! (Việt Huy - TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY