Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm Amidan không sốt – Những điều bệnh nhân cần biết

Viêm amidan không sốt thường gặp ở trẻ em mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Nhưng để phòng ngừa nguy hiểm, cha mẹ cần đưa con đi khám

viêm amidan không sốt thường là biểu hiện của bệnh lý ở mức độ nhẹ. tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở amidan.

Nguyên nhân gây viêm amidan không sốt

Bệnh thành chủ yếu là do các yếu tố sau:

    Dị ứng: Theo các chuyên gia, phần lớn viêm amidan ở trẻ chủ yếu là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc vi rút. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm amidan không sốt có thể là do yếu tố không nhiễm trùng gây nên. Trong đó, dị ứng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp trên, bao gồm cả amidan. Khi mắc bệnh, trẻ thường không bị sốt nhưng lại gặp các triệu chứng như nổi ban da, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi,… Trẻ có thể bị dị ứng với khói Thu*c lá, thực phẩm, bụi, phấn hoa,…
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày trào ngược thường xuyên chính là nguyên nhân tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan nhưng không gây sốt và các bệnh hầu họng khác. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ tái phát viêm amidan, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
  • Ung thư amidan: Viêm amidan nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư amidan. Ở giai đoạn đầu ung thư, bệnh thường không gây đau hay xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi khối u phát triển và lan rộng, trẻ thường gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp,..
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Sức đề kháng suy yếu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công cơ thể. Khi đó, vi rút rhinovirus sẽ xâm nhập vào vùng niêm mạc hầu họng và gây sưng, viêm ở amidan, vòm họng. Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi sau đó vài ngày, ngay cả khi người bệnh không can thiệp y tế. Ở một số đối tượng khỏe mạnh cũng có thể bị tấn công bởi loại vi rút này. Tùy nhiên, triệu chứng bệnh viêm amidan thường không xuất hiện các biểu hiện như mệ mỏi, sốt hoặc đau đầu,…

Viêm amidan không sốt có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, viêm amidan là bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 4 – 10. bên cạnh đó, bệnh cũng xuất hiện ở người lớn nhưng với tỷ lệ thấp. một khi amidan khởi phát, trẻ thường gặp phải triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau đầu và có thể kèm theo các biểu hiện như của viêm mũi hoặc chảy nước mũi,… tùy thuộc vào từng giai đoạn mà viêm amidan ở trẻ sẽ xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. cụ thể, có trẻ sẽ bị sốt cao nhưng cũng có trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt.

Thông thường, các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm amidan không sốt thường do bệnh ở mức độ nhẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ. do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng. chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước và chữa bệnh theo hướng dẫn từ bác sĩ y khoa.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị viêm amidan không gây sốt nhưng kèm theo biểu hiện amidan sưng to, khó thở hoặc chán ăn, sụt cân,… bố mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện có chuyên khoa tai – mũi – họng để thăm khám. bởi đây có thể là dấu cảnh báo bệnh ung thư amidan. bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn sang các bộ phận khác, làm tăng nguy cơ Tu vong.

Cách xử lý viêm amidan không sốt tại nhà

Viêm amidan không gây sốt thường biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ. do đó, bệnh thường sẽ tự thuyên giảm sau đó vài ngày. tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng và giúp trẻ mau bình phục, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây để cải thiện bệnh cho trẻ.

1. Điều trị viêm amidan không sốt bằng mẹo dân gian

+ Chữa viêm amidan bằng nước ấm mật ong

Một trong những cách làm giảm viêm amidan nhưng không sốt tại nhà là cho trẻ uống nước ấm mật ong mỗi ngày trước khi đi ngủ. hơi nước ấm sẽ giúp kích thích các vi mạch máu ở niêm mạc họng và amidan giãn nở, làm giảm sưng viêm.

Bên cạnh đó, nước mật ong còn giúp cung cấp độ ẩm cũng như chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng kích thích viêm. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

Quan trọng hơn, mật ong còn có tác dụng xoa dịu và làm lành tổn thương ở niêm mạc amidan và họng. do đó, thường xuyên sử dụng sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh.

Cách chữa viêm amidan không sốt bằng nước ấm mật ong rất đơn giản và dễ làm. các mẹ chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất hòa tan trong cốc nước ấm và cho con uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. hoặc cũng có thể cho trẻ uống khi bé cảm thấy khó chịu hoặc đau ở vòm họng.

+ Tinh bột nghệ trị viêm amidan không sốt

Nghệ có khả năng kháng viêm và chống khuẩn khá tốt. do đó, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng viêm amidan không sốt cho bé.

+ Cách thực hiện:

    Cách 1: Có thể hòa tan 1/2 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào cốc sữa ấm và cho trẻ uống trước khi đi ngủ. Nguyên liệu tự nhiên này sẽ giúp làm lành và cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở vòm hầu họng.

+ Uống nước chanh chữa viêm amidan không sốt

Chanh chứa lượng lớn vitamin C và các acid amin khác, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, để nâng cao sức đề kháng ở trẻ, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, cha mẹ nên cho bé uống 1 – 2 cốc nước chanh mỗi ngày.

+ Cách làm:

    Cách 1: Có thể ngâm 1 – 2 lát chanh mỏng trong cốc sữa ấm của bé để giúp giảm nhanh triệu chứng viêm và sưng đau do amidan gây nên

2. Chữa viêm amidan không sốt bằng Thu*c Tây

Trong trường hợp áp dụng các mẹo dân gian nêu trên nhưng không mang lại kết quả, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám. Dựa vào biểu hiện lâm sàng cùng các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là các loại Thu*c Tây thường được bác sĩ kê đơn cho trẻ:

    Thu*c giảm đau: Bao gồm Thu*c Acetaminophen, Ibuprofen và Diclofenac,… Các Thu*c này có tác dụng giảm đau và sưng nhức do viêm amidan gây nên.
  • Thu*c trị long đờm: Thu*c có tác dụng làm loãng đờm, từ đó tống xuất ra ngoài dễ dàng. Trong trường hợp amidan gây ứ đọng đờm, cha mẹ có thể sử dụng các loại Thu*c long đờm thường dùng như Acetylcystein, Ambroxol hoặc Carbocisteine,… để cải thiện bệnh ở trẻ
  • Thu*c chữa ho: Để cải thiện tình trạng ho do viêm amidan gây nên, bác sĩ thường kê cho bé dùng các loại Thu*c chữa ho như Dextromethorphan, Codein, Toplexin, Alimemazin,…

Lưu ý: Cha mẹ nên cho trẻ uống Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ kê đơn. Không nên cho bé uống ít hoặc quá liều để tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.

Cách phòng tránh viêm amidan không sốt ở trẻ

Để phòng tránh viêm amidan ở trẻ tái phát trở lại, cha mẹ nên chú ý các phương pháp sau:

    Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường hoặc đến những nơi ô nhiễm, khói bụi nhiều

Viêm amidan không sốt ở trẻ nếu biết cách chăm sóc tốt, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh sau đó. tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh kèm theo các biểu hiện nghi ngờ khác, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 

    Bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em? Nguyên nhân và cách điều trị
  • Bị viêm amidan có được ăn thịt gà không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-amidan-khong-sot-nhung-dieu-benh-nhan-can-biet)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Kính chào Mangyte, em bị sưng amidan cách đây khá lâu và thời gian gần đây thường xuyên phải uống kháng sinh. Em muốn phẫu thuật cắt amidan ở BV Đại học Y dược TPHCM nhưng không biết thủ tục, thời gian và chi phí thế nào. Rất mong Mangyte giúp em. Xin cảm ơn ạ. (Hồng Anh - Long An).
  • Chào Mangyte, Em bị viêm amidan cũng khá lâu, có chữa trị và uống Thu*c nhưng không khỏi. Mangyte cho em hỏi bị viêm amidan khi nào có thể mổ được, những ai không được cắt amidan. Khi cắt amidan thì giá khoảng bao nhiêu, mấy ngày thì khỏi, có kiêng ăn gì không? BHYT có chi trả cho các ca mổ amidan không? Em cảm ơn ạ,
  • Cho em hỏi về việc cắt amidan ở bệnh viện Tai mũi họng TPHCM. Theo như em gọi điện hỏi bệnh viện thì tổng chi phí cắt amidan là 4 triệu và nếu dùng BHYT thì sẽ được chi trả 70%, vậy mình chỉ cần trả 30% còn lại. Nhưng khi đọc trên Mangyte thì lại là đóng 3 triệu (có BHYT)? Mangyte có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ? (Thanh Thảo - quận 3, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vui lòng cho em hỏi, chi phí trọn gói cắt amidan bằng kỹ thuật Coblation nay là bao nhiêu được không? Em có chỉ định cắt amidan có bảo hiểm ở Thủ Đức nhưng em muốn cắt ở BV Tai Mũi Họng TPHCM. Cảm ơn Mangyte! (Thu Hà - Bình Dương)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY