Bạn nên biết hôm nay

Viêm amidan và các biến chứng

Viêm amidan là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virut gây ra.
Viêm amidan là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.

Do đâu bị viêm amidan?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidal: do bị lạnh, các vi khuẩn và virut có sẵn ở mũi họng gây bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng; sau các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà..., vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu, tụ cầu, đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết nhóm A; do tạng bạch huyết: một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi gây ra viêm amidan; do cấu trúc của amidan: có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Mặt khác, amidan nằm ở giao điểm của đường ăn và đường thở, là cửa ngõ cho vi khuẩn, virut xâm nhập gây bệnh. Viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp là tổn thương viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của tuyến amidan khẩu cái, thường do virut hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virut gây bệnh thì thường là nhẹ; trái lại nếu do vi khuẩn thì bệnh nặng, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì càng nặng. Bệnh rất hay gặp ở trẻ em và thiếu niên.

Triệu chứng gồm: khởi bệnh đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 - 39oC; hội chứng nhiễm khuẩn, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ. Bệnh nhân nuốt đau, nuốt vướng; có cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amidan; đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho. Khó thở, thở khò khè, ngáy to. Khi viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản, gây ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực. Khám thấy môi khô, lưỡi trắng bẩn. Nếu do virut gây bệnh thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Hạch dưới góc hàm không sưng to. Nếu do vi khuẩn gây bệnh thì amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Hạch dưới góc hàm sưng đau. Tuy nhiên, việc phân biệt viêm amidan do virut và vi khuẩn như trên chỉ có tính chất tương đối, vì một viêm amidan do virut có thể có những triệu chứng lâm sàng giống viêm amidan do vi khuẩn và ngược lại.

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan. Do sự phản ứng của cơ thể làm amidan to ra, đó là thể quá phát: 2 amidan to vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa; niêm mạc họng đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm; trong các hốc có thể có mủ trắng. Ngược lại ở người lớn tuổi, viêm đi viêm lại lại làm amidan xơ teo đi. Hai amidan nhỏ, bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt những xơ trắng; bề mặt amidan có những chấm mủ nhỏ; trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm; ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc. Bệnh nhân hay sốt vặt; cảm giác ngứa vướng và rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết. Hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan. Bệnh nhân thường ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng khi mới ngủ dậy. Giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ. Nếu amidan viêm mạn tính quá phát có thể thở khò khè, đêm ngủ ngáy to. Nếu amidan quá to có thể gây khó nuốt, khó thở, đặc biệt có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

các biến chứng

Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng: tại chỗ, áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan... Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng. Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng toàn thân: hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ; amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.

Phương pháp điều trị

Đối với viêm amidan cấp: dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, nhưng tốt nhất theo kháng sinh đồ. Điều trị triệu chứng: dùng các Thu*c kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, Thu*c làm lỏng chất nhầy, giảm ho. Tại chỗ dùng nước muối S*nh l* 9%o nhỏ mũi, súc họng, hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Bệnh nhân cần được nằm nghỉ, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ. Viêm amidan mạn tính: phẫu thuật cắt amidan.

Biện pháp phòng bệnh

Viêm amidan là một bệnh thường gặp, gây các biến chứng nguy hiểm, vì vậy việc phòng bệnh rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả gồm: tránh bị lạnh bằng việc quàng khăn, mặc ấm; không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu vì dễ mắc bệnh. Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc đánh răng, súc miệng bằng nước muối S*nh l* để tránh các viêm nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan. Khám và điều trị tích cực các bệnh tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh bị nhiễm lạnh.

ThS. Nguyễn Thế Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-viem-amidan-va-cac-bien-chung-4645.html)
Từ khóa: viêm amidan

Chủ đề liên quan:

amidan biến chứng viêm amidan

Tin cùng nội dung

  • Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang.
  • Trong điều trị sỏi thận thường có 3 phương pháp được dùng: Điều trị nội khoa, điều trị bằng phương pháp ít sang chấn, phẫu thuật.
  • Gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi và ăn uống kém, đi khám lại và được chẩn đoán là u hạt vàng thận. Sau điều trị tạm thời ổn định.
  • Chị tôi bị loét dạ dày điều trị đã ổn định. Gần đây đi khám chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Xin hỏi Mangyte, ung thư có mầm mống trước đó hay do loét thành ung thư?
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Kính chào Mangyte, em bị sưng amidan cách đây khá lâu và thời gian gần đây thường xuyên phải uống kháng sinh. Em muốn phẫu thuật cắt amidan ở BV Đại học Y dược TPHCM nhưng không biết thủ tục, thời gian và chi phí thế nào. Rất mong Mangyte giúp em. Xin cảm ơn ạ. (Hồng Anh - Long An).
  • Chào Mangyte, Em bị viêm amidan cũng khá lâu, có chữa trị và uống Thu*c nhưng không khỏi. Mangyte cho em hỏi bị viêm amidan khi nào có thể mổ được, những ai không được cắt amidan. Khi cắt amidan thì giá khoảng bao nhiêu, mấy ngày thì khỏi, có kiêng ăn gì không? BHYT có chi trả cho các ca mổ amidan không? Em cảm ơn ạ,
  • Cho em hỏi về việc cắt amidan ở bệnh viện Tai mũi họng TPHCM. Theo như em gọi điện hỏi bệnh viện thì tổng chi phí cắt amidan là 4 triệu và nếu dùng BHYT thì sẽ được chi trả 70%, vậy mình chỉ cần trả 30% còn lại. Nhưng khi đọc trên Mangyte thì lại là đóng 3 triệu (có BHYT)? Mangyte có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ? (Thanh Thảo - quận 3, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vui lòng cho em hỏi, chi phí trọn gói cắt amidan bằng kỹ thuật Coblation nay là bao nhiêu được không? Em có chỉ định cắt amidan có bảo hiểm ở Thủ Đức nhưng em muốn cắt ở BV Tai Mũi Họng TPHCM. Cảm ơn Mangyte! (Thu Hà - Bình Dương)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY