Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Viêm bàng quang: Bệnh do... kém vệ sinh

Viêm bàng quang (VBQ) còn được gọi là viêm đường tiết niệu thấp (bàng quang và niệu đạo) là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc bàng quang,

Vì sao bị viêm bàng quang?

Nguyên nhân gây VBQ có thể do vi khuẩn nhưng cũng có thể không do vi khuẩn.

Do vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thường theo con đường ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang, quá trình viêm thường là cấp tính. Nếu viêm mạn tính thì thường kèm theo viêm thận - bể thận mạn do vi khuẩn đi ngược từ bàng quang lên bể thận gây viêm. Niệu đạo nằm trong vùng tầng sinh môn gần với hậu môn, nên các vi khuẩn đường ruột thường xâm nhập vào niệu đạo rồi vào bàng quang. Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, nhân lên và phát triển gây viêm. Niêm mạc bàng quang sung huyết, phù nề, trợt loét, có thể chảy máu. Viêm gây kích thích làm bệnh nhân mót tiểu nhiều lần gây ra tiểu buốt, tiểu rắt.

Những điều kiện thuận lợi gây VBQ: Nữ giới, trẻ em và người cao tuổi, sau sinh hoạt T*nh d*c, những người có bất thường niệu đạo hoặc chấn thương niệu đạo, sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, các thủ thuật thông bàng quang, soi bàng quang, đặc biệt phải lưu thông bàng quang lâu, các bệnh nhân bị đái tháo đường.

Không do vi khuẩn: Do một số loại Thu*c, do tia xạ, hóa chất nhưng nguyên nhân này hiếm gặp.

Nhận biết thế nào?

Người bệnh khi bị VBQ thường có thể nhận biết bằng những biểu hiện không bình thường:

Đái rắt: Người bệnh mót đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường 5-10 lần, có thể tới 20 lần/ngày. Mỗi lần chỉ đi được rất ít nước tiểu, có khi chỉ vài giọt. Sau khi đi tiểu bệnh nhân không có cảm giác thoải mái. Tuy đi tiểu nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu trong ngày bình thường.

Đái buốt: Sau khi đi tiểu bệnh nhân thấy buốt, nóng rát ở tầng sinh môn.

Đau tức vùng hạ vị: Đau phía trên xương mu.

Đái ra máu đại thể: Nước tiểu hồng hoặc đỏ ở cuối bãi. Triệu chứng này chỉ xảy ra khi có chảy máu bàng quang.

Đái ra mủ và nước tiểu đục: Nếu đựng nước tiểu trong ống thủy tinh để lắng sẽ thấy ba vùng: vùng trên cùng đục, vùng giữa là mủ, vùng dưới trong hơn có các dây mủ lởn vởn. Đái ra mủ chỉ xảy ra khi VBQ nặng.

Toàn thân thường bình thường, không sốt.

Xét nghiệm nước tiểu thấy bạch cầu và hồng cầu niệu vi thể, mủ niệu là các tế bào bạch cầu đa nhân thoái hóa nếu viêm bàng quang nặng, soi cặn nước tiểu tươi có thể thấy vi khuẩn, cấy nước tiểu giữa dòng có trên 105 vi khuẩn/ml nước tiểu, làm xét nghiệm cặn Addis có trên 5000 bạch cầu/ml/ph.

VBQ tái diễn: Nếu VBQ không được điều trị triệt để hoặc không điều trị, triệu trứng giảm rồi lại bùng phát trở lại.

Làm sao điều trị?

Đối với VBQ do vi khuẩn, biện pháp điều trị thường dùng các Thu*c:

Thu*c kháng sinh: Nên chọn loại kháng sinh bài tiết qua đường thận, ưu tiên chọn các kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn gram âm. Trường hợp nặng cần làm kháng sinh đồ và chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Dùng Thu*c giãn cơ trơn: Để giảm đau như nospa, spasmaverin.

Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước: Uống trên 2 lít nước/ngày để làm tăng lưu lượng dòng nước tiểu giúp tăng đào th ải vi khuẩn. Trong trường hợp VBQ nặng, có mủ bàng quang các bác sĩ sẽ dùng biện pháp đặt ống thông bàng quang và rửa bàng quang cho đến khi nước tiểu trong rồi bơm vào bàng quang dung dịch kháng sinh.

Đối với VBQ không do vi khuẩn mà do hóa trị hoặc xạ trị thì biện pháp điều trị tập trung vào quản lý đau, thường dùng Thu*c giảm đau và hydrat hóa để loại chất kích thích bàng quang. Hầu hết các trường hợp điều trị hóa chất gây ra VBQ có xu hướng tự khỏi sau khi hóa trị kết thúc.

Dự phòng có khó?

Để không bị VBQ, mỗi người cần luôn giữ vệ sinh đường tiết niệu Sinh d*c sạch sẽ, không nhịn tiểu; uống nhiều nước, nhất là mùa hè; sinh hoạt T*nh d*c lành mạnh (phụ nữ sau sinh hoạt T*nh d*c 30 phút nên đi tiểu và vệ sinh vùng Sinh d*c); hạn chế các thủ thuật thông bàng quang, nếu phải thông bàng quang phải tuân thủ chặt chẽ chế độ vô khuẩn.

PGS. TS. Hà Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/viem-bang-quang-benh-do-kem-ve-sinh-n125618.html)

Tin cùng nội dung

  • Em rất lo lắng vì bị tiểu buốt kéo dài, uống Thu*c nhiều lần mà không khỏi, BS ơi!
  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • So với loại ung thư khác, hiệu quả điều trị ung thư bàng quang khá cao song nếu không phát hiện kịp thời, bạn có thể đối diện nguy cơ Tu vong.
  • Viện ung thư Quốc gia (Mỹ) xác nhận gần một phần ba bệnh nhân ung thư Tu vong vì suy dinh dưỡng.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Gần tết rồi, con cái bận công việc, nhà chỉ còn 2 ông bà già nên tôi muốn thuê người dọn dẹp nhà cửa. Nhà tôi 3 tầng, khá rộng, không biết chi phí có cao lắm không, và liên hệ ở đâu? Chúng tôi chưa bao giờ thuê dịch vụ này, có điều gì cần lưu ý, nhờ mangyte.vn chỉ giúp. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều! (Bảy Hạnh - Q. Gò Vấp, TPHCM)
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY