12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Viêm khớp vai thể đông cứng: căn bệnh phổ biến nhưng ít người biết

Đông cứng vai, còn được gọi là viêm dính bao khớp vai, là nguyên nhân gây đau và cứng vai, dần dần vai sẽ trở nên khó vận động. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Đông cứng khớp vai gây đau nhức đáng kể ở vai. Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương vai, thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ hay bệnh chuyển hóa tiềm ẩn… Những người từ 40-60 tuổi có nguy cơ cao mắc căn bệnh này, đặc biệt là phụ nữ. Cùng Sức khỏe gia đình tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả là gì?

Nguyên nhân gây bệnh đông cứng vai

Nguyên nhân chính của viêm quanh khớp vai thể đông cứng được xác định là do co thắt bao khớp và bao khớp dày. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho bệnh phát triển như sau:

- Cơ địa: Nữ giới từ 40 đến 60 tuổi rất dễ bị bệnh;

- Bệnh nghề nghiệp phải sử dụng nhiều đến khớp vai;

- Bệnh tiểu đường. Vai đông cứng xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị tiểu đường. Lý do của điều này vẫn chưa được biết đến. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường bị đông cứng vai có xu hướng bị đông cứng cao và duy trì trong một thời gian dài trước khi “tan băng” và có thể bị cả 2 vai.

- Những bệnh lý khác. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến đông cứng vai bao gồm suy giáp, cường giáp, bệnh Parkinson và bệnh tim.

- Bất động. Đông cứng vai có thể phát triển sau khi vai được cố định một khoảng thời gian sau phẫu thuật, gãy xương hoặc chấn thương khác. Bạn có thể vận động vai ngay sau khi chấn thương hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa đông cứng vai.

Triệu chứng của viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Trong bệnh đông cứng vai, bao khớp vai dày lên, trở nên cứng và căng hơn. Đồng thời, dải mô liên kết cũng dày lên. Trong rất nhiều trường hợp, số lượng dịch khớp cũng giảm dần theo thời gian.

Dấu hiệu của tình trạng này gồm đau đớn nghiêm trọng và không thể vận động vai, dù là tự vận đông hoặc có sự giúp đỡ của người khác. Đông cứng vai diễn tiến theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đóng băng

Trong giai đoạn “đóng băng”, bạn sẽ ngày càng cảm thấy đau hơn. Vai bắt đầu nhức và rất đau khi với chạm. Bạn sẽ đau nhiều vào buổi tối và khi nằm nghiêng bên vai bệnh. Khi cơn đau trở nên tệ hơn, vai của bạn giảm độ vận động. Sự đóng băng thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.

Giai đoạn 2: Đông cứng

Các triệu chứng đau có thể thực sự cải thiện trong giai đoạn này, nhưng tình trạng cứng vai vẫn còn. Các cơ vai có thể bắt đầu teo nhẹ vì không được vận động. Trong thời gian từ 4-6 tháng của giai đoạn “đông cứng”, bạn có thể khó khăn hoạt động hàng ngày.

Giai đoạn 3: Tan băng

Chuyển động vai dần cải thiện trong giai đoạn “tan băng”. Vai có thể hoàn toàn trở lại bình thường hoặc lấy lại sức mạnh và chuyển động gần như bình thường sau 6 tháng đến 2 năm.

Điều trị đông cứng khớp vai

Làm nóng và căng vai

Đầu tiên, bạn cần khởi động và làm nóng vai để thúc đẩy quá trình lưu thông máu tại vùng bị ảnh hưởng, đồng thời hạn chế nguy cơ gặp các chấn thương trong khi thực hiện các bài tập vai. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chườm túi nhiệt lên vai khoảng 10-15 phút hay tắm nước nóng và nhẹ nhàng xoay vai theo vòng tròn nhỏ.

Trong khi kéo căng cơ ở vai, hãy nhớ tập trung vào vùng đau nhẹ. Bạn nên theo dõi cơn đau sau khi hoàn thành bài tập kéo căng. Bạn nên thư giãn và nới lỏng các cơ để đảm bảo các bài tập kéo căng đã tác động đến các mô mềm. Bạn cũng có thể thử những mẹo đơn giản sau, 2-3 lần một ngày:

- Nằm hay ngồi và nâng cánh tay thẳng về phía trước;

- Dùng phương pháp xoay tay vào trong bằng cách mở và đóng một cánh cửa;

- Nằm theo hình chữ T và di chuyển cánh tay vô ra.

Bài tập vai

Theo các nghiên cứu từ Trường Y khoa Harvard, những bệnh nhân bị đông cứng khớp vai có thể thực hiện những bài tập vai và cánh tay sau đây để cải thiện tình trạng đông cứng khớp vai. Hãy nhớ khởi động phần vai đông cứng trước khi thực hiện. Mục đích của những bài tập này là giúp bạn cải thiện tính linh hoạt và sự chuyển động. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá đau, hãy ngừng ngay lập tức.

Tập căng con lắc

Đứng và thư giãn vai. Sau đó, xoay phần vai bị đau thành một vòng tròn nhỏ khoảng 10 lần mỗi chiều. Hãy cố gắng lặp lại bài tập mỗi ngày và giảm cường độ nếu bạn cảm thấy cứng vai.

Ngón tay tập đi

Đặt đầu ngón tay lên tường trước mặt bạn với độ cao ngang ngực và giữ cánh tay gập cong. Sau đó, di chuyển ngón tay lên tường thật chậm và cố gắng kéo dài cánh tay lên trên càng xa càng tốt nếu bạn cảm thấy thoải mái. Thực hiện bài tập khoảng 10 đến 20 lần một ngày.

Tập kéo khăn

Sử dụng chiếc khăn nhỏ và dùng một bên tay giữ nó. Sau đó, đặt khăn ra phía sau lưng và sử dụng tay còn lại để kéo phần còn lại của chiếc khăn. Di chuyển cánh tay lên trên để kéo căng vai và di chuyển cánh tay còn lại đi xuống. Bạn nên lặp lại bài tập này khoảng 10 đến 20 lần.

Vật lý trị liệu

Nếu những bài tập trên không thể giúp giảm đau, bạn nên gặp chuyên gia vật lý trị liệu để được giúp đỡ. Họ có thể đưa ra một vài bài tập cụ thể để cải thiện sức khỏe và sự linh hoạt của vai. Trong một vài trường hợp, bạn cần thực hiện vật lý trị liệu khoảng 4 đến 12 tuần để hồi phục sau phẫu thuật.

Các phương pháp tự nhiên

Sử dụng tinh dầu hay thuốc giãn cơ tại nhà cũng giúp cải thiện tình trạng đông cứng khớp vai. Bạn có thể sử dụng dầu bạc hà thoa lên vùng tổn thương để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau. Những phương pháp khác như phương pháp massage, bôi kem magiê hay hay châm cứu có thể kiểm soát tình trạng sưng.

Thực phẩm

Thực phẩm giúp giảm viêm bao gồm rau củ và trái cây tươi, thực phẩm giàu lợi khuẩn, thịt bò, cá, trứng và các chất béo lành mạnh như omega-3 từ cá hồi, các loại hạt, đậu, quả bơ và dầu ô liu.

Ngoài các phương pháp chữa trị tự nhiên trên, thuốc giảm đau cũng mang lại tác dụng tạm thời trong trường hợp cơn đau của bạn trở nặng. Thuốc giảm đau điền hình gồm có dòng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) thế hệ mới, giúp giảm đau và sưng rất tốt dành cho bạn. Chúng sẽ giúp bạn hồi phục và quay về cuộc sống bình thường một cách nhanh chóng.

Điều trị bệnh gặp khá nhiều khó khăn, đòi hỏi phải điều trị lâu dài và thực hiện càng sớm càng tốt.

Trong quá trình điều trị, cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình trị bệnh như rau xanh, hoa quả và cá nước lạnh. Không nên để khớp vai phải làm việc quá sức có thể làm giảm hiệu quả điều trị.

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/viem-khop-vai-the-dong-cung-can-benh-pho-bien-nhung-it-nguoi-biet-26669/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY