Tai , Mũi , Họng hôm nay

Viêm mũi dị ứng - Làm gì để hết khó chịu?

Nước ta là một nước nhiệt đới, gió mùa, vì vậy, nóng ẩm, môi trường ô nhiễm luôn là điều kiện thuận lợi làm xuất hiện và tái diễn bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng gây nên nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Viêm mũi dị ứng liên quan mật thiết với hen suyễn

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng là một bệnh toàn thân và viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ, có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn...) thì tỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng.

Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng, có người không. Một số dị nguyên có khả năng gây viêm mũi dị ứng như bụi nhà, bụi công nghiệp (bông, vải, sợi), bụi ở môi trường xung quanh, phấn hoa, hóa chất, khói Thu*c, thực phẩm, lông (chó, mèo, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt...), vi khuẩn (S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn), thời tiết nóng lạnh đột ngột...

Yếu tố liên quan đến VMDƯ như nhà chật chội dễ ẩm ướt, sức khỏe yếu kém do tuổi cao, bản thân hoặc trong nhà có người hút Thu*c lá, đun nấu bếp than, củi..., làm nghề may mặc có thể hít phải nhiều bụi bông, tiền sử và hiện tại bị hen phế quản.

Côn trùng, lông chó mèo, nấm mốc từ thảm nhà là những tác nhân thường gây viêm mũi dị ứng.

Các nguyên nhân trên đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (hapten) khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng tức thì. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang... gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc mà được biểu hiện là ngứa, hắt hơi.

Tuy nhiên các tác nhân gây kích thích gây VMDƯ cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như qua da hoặc theo đường ăn uống.

VMDƯ dễ nhầm với viêm xoang, khiến người bệnh mệt mỏi

VMDƯ có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ.

Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt (rất dễ nhầm với bệnh của mắt). Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn như vậy, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.

VMDƯ không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ thỉnh thoảng hắt hơi nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa 2 cơn.

Khi VMDƯ đã thành bệnh mạn tính thì có thể bị nghẹt mũi gần như thường xuyên, có thể bị ù tai, nhức đầu kèm theo (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Một số trường hợp VMDƯ mạn tính kéo dài có thể gây nên loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Bệnh VMDƯ tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp cứu nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh, do vậy ảnh hưởng xấu không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

VMDƯ nếu không được điều trị thỏa đáng thì có thể dẫn đến một số biến chứng (viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang) và bệnh hay tái phát. Và do nghẹt mũi cho nên người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen suyễn hoặc hen tái diễn. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Phòng và điều trị thế nào?

Cần xác định nguyên nhân để điều trị mới có hiệu quả cao. Đa số những biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng là xịt glucocorticoid (fluticasone) vào trong mũi hoặc uống Thu*c chống viêm, chống dị ứng (loratidin, chlophenoramine, clrytine,...).

Không nên nuôi chó, mèo trong nhà, nhất là trong gia đình có người bị bệnh dị ứng. Và nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng, không cho chúng vào phòng ngủ. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt).

Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần bỏ hút Thu*c lá, Thu*c lào và không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc). Khi đi ra đường hoặc lúc quét, dọn nhà cần đeo khẩu trang. Những người có cơ địa dị ứng cần tránh lạnh đột ngột (tắm, phòng máy lạnh,...). 

AloBacsi.vn
Theo ThS.BS. Mai Hương - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-mui-di-ung-lam-gi-de-het-kho-chiu-n154204.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Khoảng 2-3 ngày nay sau khi ăn thì bụng trên, phần xương ức của tôi có cảm giác rất khó chịu và nóng, đặc biệt sau khi ăn cay.
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY