Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm nang lông ngứa khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Viêm nang lông ngứa khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe là thắc mắc được rất nhiều chị em quan tâm. Đây là tình trạng viêm da lành tính, có thể tự khỏi

viêm nang lông ngứa khi mang thai là một viêm da hiếm gặp nhưng lành tính. bệnh thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ và có thể tự hết sau sinh.

Viêm nang lông ngứa khi mang thai là gì?

Viêm nang lông ngứa khi mang thai là một bệnh viêm da lành tính của thai kỳ. điểm đặc trưng của bệnh chính là sự xuất hiện của các sẩn nang và mụn mủ trên một vùng da hoặc lan rộng khắp cơ thể.

Bệnh viêm nang lông ngứa khi mang thai tương đối hiếm gặp. tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 1/3000 ca mang thai. bệnh có khuynh hướng phát triển trong tam ca nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, sau sinh một thời gian sẽ tự khỏi. một số trường hợp cần dùng đến Thu*c kê đơn để giảm bớt các biểu hiện khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm nang lông ngứa khi mang thai

Nhiều giả thuyết cho rằng tình trạng viêm nang lông ngứa khi mang thai có liên quan đến sự thay đổi nội tiết ở bà bầu. tuy nhiên điều này vẫn chưa được chứng minh. cho đến nay thì nguyên nhân chính xác của tình trạng viêm nang lông ngứa trong giai đoạn bầu bí vẫn còn là một ẩn số.

Viêm nang lông ngứa khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Khi mắc phải căn bệnh này, bà bầu có thể gặp một số biểu hiện khó chịu trên da. khu vực da bị tổn thương thường nổi các nốt sẩn màu hồng có kích thước từ 3-5mm. chúng có hình dáng tương tự như mụn trứng cá và có thể chứa mủ hoặc không. tuy nhiên mụn mủ do tình trạng viêm nang lông ngứa khi mang thai gây ra thường không chứa vi khuẩn như ở mụn trứng cá.

Sự xuất hiện của các nốt sẩn trên da thường kèm theo ngứa. Cơn ngứa xảy ra thường xuyên và đôi khi trở nên cực kỳ nghiêm trọng.

Tin tốt lành là tình trạng viêm nang lông ngứa ở bà bầu khá lành tính. chưa có bất kì báo cáo nào cho thấy bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Cách điều trị bệnh viêm nang lông ngứa khi mang thai

Bệnh viêm nang lông ngứa khi mang thai có thể tự hết trong vòng 2 đến 8 tuần sau khi sinh. tuy nhiên nếu khu vực da bị ảnh hưởng có xu hướng lan rộng ra toàn thân hoặc triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì cần được điều trị.

Thu*c kháng sinh thường không được chỉ định trong trường hợp này. Đa số đều được điều trị thành công với các loại Thu*c bôi như Benzoyl peroxide hay Corticosteroid.

Trường hợp bị ngứa, chị em sẽ được chỉ định Thu*c kháng histamine theo đường uống. Ngoài ra, quang trị liệu cũng được sử dụng để chữa trị chứng bệnh này.

Lưu ý trong chế độ sinh hoạt

Để kiềm chế sự phát triển của viêm nang lông ngứa khi mang thai, chị em cần có chế độ sinh hoạt hợp lý:

    Hàng ngày, tắm rửa sạch sẽ bằng các loại xà phòng có tính dịu nhẹ.

Tóm lại, tình trạng viêm nang lông ngứa khi mang thai là lành tính và có thể khắc phục được. chị em có thể dùng Thu*c hay các phương pháp khác để điều trị. tuy nhiên trước khi thực hiện cần qua thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ. chúng tôi không chịu trách nhiệm khi bạn tự ý áp dụng các thông tin tham khảo từ bài viết mà không có sự đồng ý của nhân viên y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-nang-long-ngua-khi-mang-thai-anh-huong-nhu-the-nao-den-suc-khoe)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY