Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Viêm não mô cầu cực nguy hiểm: Dấu hiệu và cách phòng chống

Viêm não mô cầu đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh Tu vong rất nhanh trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện triệu chứng đầu tiên.

Ngày 25/2, thông tin một nữ sinh lớp 12 ở Hải Dương bị mắc viêm não mô cầu và Tu vong chỉ sau 24 giờ xuất hiện triệu chứng gây hoang mang dư luận. Báo Phụ nữ Online tổng hợp một số thông tin cần thiết đến độc giả về bệnh nguy hiểm này.

Bệnh nhân đang điều trị viêm não mô cầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội)

1. Viêm màng Mô Cầu: Hiểm họa khôn lường

Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu (gọi tắt là viêm não mô cầu) là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Người nhiễm bệnh có thể Tu vong trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên.

Loại vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người. Vi khuẩn này hiện đang gây bệnh trên toàn thế giới phần lớn do type A, B, C, W135 và Y...

Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi.

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những nơi đông người, điều kiện sống chật chội, kém vệ sinh, thường vào những tháng mùa lạnh và lúc giao mùa. Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, thời điểm thuận lợi có nguy cơ xảy ra dịch thường vào mùa thu, đông và xuân.

2. Biểu hiện bệnh viêm màng Mô Cầu

*Triệu chứng sớm:

- Sốt cao 39-40 độC

- Buồn nôn và ói

- Cáu gắt, ăn không ngon hoặc bỏ ăn

- Đau đầu, chóng mặt

- Đau họng, chảy nước mũi.

*Triệu chứng đặc hiệu (triệu chứng muộn):

- Xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi

- Cứng gáy, đau cổ, co cứng

- Sợ ánh sáng

- Mê sảng, lú lẫn

- Co giật kiểu động kinh

- Mất ý thức, rối loạn cảm giác

3. Cách phòng chống bệnh Viêm não Mô Cầu

Trong năm 2015,và những tháng đầu năm 2016, tại Việt Nam, bệnh Viêm não Mô Cầu đang diễn biến phức tạp. Hiện tại, ghi nhận các trường hợp mắc viêm não mô cầu rải rác tại một số địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương… và có thể lây lan mạnh mẽ.

Để bảo vệ mình và người thân, bạn cần:

• Phòng để không trúng phải hoặc hít phải các chất tiết đường hô hấp của người khác bắn ra bằng cách: khi đến chỗ đông người như chợ, bến xe, tàu, nên đeo khẩu trang để tự bảo vệ.

• Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; súc miệng; họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường 3 lần/ngày.

• Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.

• Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu tại các cơ sở tiêm chủng.

KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO, VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ngày 25/2/2015

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A,B,C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất.

Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.

Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh.

Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.

Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch.

Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.

Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Theo Hoàng Dương - Phụ nữ TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-nao-mo-cau-cuc-nguy-hiem-dau-hieu-va-cach-phong-chong-n244768.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY