Dinh dưỡng hôm nay

Viêm tai giữa mạn tính là gì

Viêm tai giữa mạn tính thường gặp ở mọi lứa tuổi và có thời gian chảy mủ ở tai trên một tháng.

I. Đại cương.

-  Gặp ở mọi lứa tuổi.

-  Thời gian chảy mủ tai trên 1 tháng.

-   Ảnh hưởng nhiều đến sức nghe (điêc dẫn truyền).

-   Biến chứng nguy hiểm.

II. Phân loại.

Hiện nay chia làm 2 loại:

-   Viêm tai giữa mủ nhầy.

-   Viêm tai giữa mủ (viêm tai giữa có tổn thương xương).

1. Viêm tai giữa mãn tính mủ nhầy.

1.1  Nguyên nhân:

-  Viêm tai giữa cấp tính chuyển thành: viêm mũi, họng là nguyên nhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính ® viêm tai giữa mạn tính.

-  Trẻ em: viêm V.A

-  Người lớn: viêm xoang, khối u đè ép vòi nhĩ.

1.2 Triệu chứng:

Triệu chứng cơ năng: Duy nhất có chảy mủ ở tai và chảy tăng lên mỗi đợt viêm mũi, họng. Mủ đặc trong hoặc vàng kéo dài thành sợi, không tan trong nước, không thối.

Triệu chứng thực thể:

-  Lau sạch mủ quan sát thấy một lỗ thủng tồn tại 2 dạng hình quả đậu hoặc hình tròn ở màng căng, bờ nhẵn, không sát khung xương. Dùng que đầu tù móc vào không bị mắc vào xương.

-  Quan sát hòm nhĩ qua lỗ thủng: nhìn thấy màu hồng, đôi khi thấy polype chui qua lỗ thủng. Dùng que thăm dò qua lỗ thủng không chạm xương (không bao giờ có cholesteatome).

1.3 Diễn biến: diễn biến từng đợt kéo dài nhiều năm. Khi nào còn viêm mũi, họng thì còn bị viêm tai giữa, dễ dàng trở thành viêm tai giữa mủ, tiến triển đến xơ nhĩ, viêm ống tai ngoài, viêm vành tai.

Các thể bệnh:

- Viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín.

- Xơ nhĩ: không thủng màng nhĩ, không chảy nước tai ra ngoài, viêm mũi họng mạn tính kéo dài, tái diễn, nghiệm pháp Valsava (-). Màng nhĩ lõm, cán xương búa nằm ngang, mẩu ngắn xương búa nhô ra, tam giác sáng thu hẹp lại.

 Điều trị:

Tại chỗ:

- Lau, rửa sạch mủ.

- Rỏ Thu*c làm se niêm mạc.

- Có thể nhỏ bằng chất đắng: Becberin, bạch hoa xà...

Điều trị mũi họng:

- Nạo V.A

- Cắt Amiđan

- Giải quyết u xơ vòm mũi họng.

- Phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.

2. Viêm tai giữa mủ mạn tính.

  Đặc điểm:          

- Hay gặp biến chứng vì có tổn thương xương.

- Hay có cholesteatome.

Triệu chứng:

Triệu chứng cơ năng:

- Duy nhất là chảy mủ tai, mủ đặc hoặc loãng vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.

- Nghe kém: điếc dẫn truyền tiến triển nặng, điếc hỗn hợp.

- Ù tai: như tiếng xay lúa, tiếng trầm.

- Đau tai, choáng đầu, đau tăng sau mỗi đợt hồi viêm

Triệu chứng thực thể:

- Mủ: thối, tan trong nước, nổi váng khi có cholesteatome, màu vàng xanh.

- Quan sát lỗ thủng: thường ở góc sau trên, nhỏ, thường ăn sát khung xương. Có trường hợp thủng toàn bộ màng nhĩ, cũng sát khung xương. Bờ lỗ thủng xù xì, nham nhở, đáy lỗ thủng gồ ghề, quá phát.

 Diễn biến:

- Tự khỏi: nhưng rất hiếm.

- Bệnh kéo dài, dai dẳng ® hết cuộc đời không gây biến chứng.

- Bệnh gây nên biến chứng sau các đợt hồi viêm.

- Xơ nhĩ, cứng các khớp tiểu cốt.

- Để lại lỗ thủng màng nhĩ không liền.

Các thể bệnh:

- Thủng màng chùng (Sharpnel): lỗ thủng nhỏ ngay trên mỏn ngắn xương búa thì thính lực giảm nhẹ.

- Thủng ở trước trên: viêm khoang trước của thượng nhĩ gây viêm đầu xương búa.

- Thủng ở sau trên: giảm thính lực nhiều vì tổn thương hệ thống xương con.

Điều trị.

- Điều trị triệt để viêm mũi họng.

- Điều trị phẫu thuật: dẫn lưu, lấy bệnh tích, phục hồi chức năng.

III. Cách phát hiện :

VTG ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật...

- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

- Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Tóm lại tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn... đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh VTG cấp.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

- Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

- Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

- Không kêu đau tai nữa.

Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra VTG đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với 1 dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.

Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành VTG mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.

IV. Điều trị

Việc chẩn đoán và điều trị VTG ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy Thu*c chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.

- Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. Ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các thầy Thu*c nhi khoa. Nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài, không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Nói chung, trong trường hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là chích rạch quá muộn. Vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày.

- Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng; ngoài các Thu*c điều trị toàn thân, cần phải tiến hành làm Thu*c tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Trẻ sau đó phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy Thu*c chuyên khoa.

V Phòng bệnh

Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Để trẻ tránh xa môi trường có khói Thu*c lá  hoặc bị ô nhiễm.

Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.

Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.

Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.

Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ , nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d12cd493330857ebb6f7652)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai dẫn đến nghe kém. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy Thu*c. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài Thu*c Đông y hỗ trợ và dự phòng tái phát như sau:
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY