Viêm mô tế bào là một nhiễm khuẩn lan rộng của da, thương tổn ở mô sâu hơn so với viêm quầng và có thể do một trong nhiều loại vi khuẩn, thường là cầu khuẩn gram ( ), mặc dù trực khuẩn gram (-) như E. Coli cũng có thể gây bệnh. Thương tổn đỏ và nóng nhưng bờ của nó thì thường không giới hạn rõ như trong viêm quầng. Người ta cho rằng viêm mô tế bào thường xuất hiện khi da bị rách, nhưng không rõ ràng. Các cố gắng nhằm phân lập vi khuẩn gây bệnh bằng cách tiêm và sau đó hút dung dịch muối hiếm khi thành công. Trong trường hợp có viêm tắc tĩnh mạch thì nguyên nhân duy nhất của viêm mô tế bào có thể là một vùng mềm khu trú mới. Sự tái phát đôi khi tấn công vào mạch bạch huyết gây ra phù vĩnh viễn gọi là "phù cứng". Chẩn đoán phân biệt bao gồm viêm da tiếp xúc cấp ở một chi gây đỏ da, mụn nước và phù như trong viêm mô tế bào nhưng ngứa thay thế bằng triệu chứng đau. Đỏ da và phù cũng thường nông hơn so với viêm mô tế bào. Trong trường hợp viêm mô tế bào có chảy nước hay có đường dò hoặc khi bệnh tiến triển nhanh hay kết hợp với hoại tử thì phải xem xét chẩn đoán viêm mô tế bào hoại tử và viêm cân (xung quanh bộ phận Sinh d*c nam được gọi là hoại thư Foumier). Trong các trường hợp này việc giải phẫu và cắt bỏ mô hoại tử giúp cho chẩn đoán và mang tầm quan trọng sống còn đối với điều trị và cứu sống bệnh nhân.
Đáp ứng với các liệu pháp kháng nhiễm khuẩn toàn thân (penicillin hoặc các kháng sinh có phổ rộng) thường nhanh chóng và tích cực.
Nguồn: Internet.