Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Viện trưởng Viện Paster TP.HCM nói gì về trường hợp tái nhiễm Covid-19?

Hiện nay, Việt Nam xuất hiện các trường hợp tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh. Các chuyên gia cho rằng chưa có bằng chứng về khả năng lây nhiễm ở các trường hợp này.

Ngày 28/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết tại Đà Nẵng đã xuất hiện ca tái dương tính đầu tiên sau khi khỏi bệnh, xuất viện.

BN số 424, là nhân viên y tế tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng, được phát hiện mắc bệnh vào ngày 27/7 và điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Ngày 10/8, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh và cho xuất viện sau khi có 3 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 và được cách ly 14 ngày tại nhà, không tiếp xúc với người khác.

Sau khi kết thúc 14 ngày cách ly theo quy định, bệnh nhân được CDC Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR và cho kết quả dương tính.

Sở Y tế Đà Nẵng cho biết đã tham vấn với các chuyên gia từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để có chỉ định áp dụng phương pháp cách ly theo dõi đối với ca bệnh đặc biệt này.

Theo tư vấn, trường hợp này không áp dụng biện pháp xử lý như đối với một ca nhiễm mới, mà xử lý như một ca F1 nguy cơ cao. Hiện bệnh nhân tiếp tục được đưa đi cách ly tại cơ sở cách ly y tế.

Đến chiều 27/8, mẫu xét nghiệm của bệnh nhân này cho 3 lần kết quả xét nghiệm dương tính với cả hai phương pháp xét nghiệm là RT-PCR và phương pháp test Elisa.

Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hà Nội… cũng ghi nhận một số trường hợp tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh.

Về vấn đề này, PGS.TS Phan Trọng Lân- Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, trên thế giới và tại Việt Nam cũng ghi nhận khá nhiều trường hợp có tái dương tính (thường là dương tính "yếu") sau khi đã xuất viện.

Trên thế giới đã có báo cáo khả năng tái nhiễm SARS-CoV-2 ở 3 trường hợp bệnh nhân xét nghiệm dương tính sau 4-6 tháng xuất viện và cần được tiếp tục theo dõi để xác nhận vấn đề này.

Ảnh minh hoạ

Hiện chưa có bằng chứng về khả năng lây nhiễm của các trường hợp tái dương tính ở mẫu ngoáy họng sau hồi phục, chưa phân lập được vi rút sống trong mẫu, cho dù lúc đầu nhiễm các chủng có khả năng lây lan mạnh; Đồng thời tất cả các trường hợp tiếp túc và tiếp xúc gần với ca tái dương tính đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Chưa ghi nhận trường hợp nhiễm thứ phát sau tái dương tính.

PGS.TS Phan Trọng Lân cũng cho biết thêm, các khảo sát tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh khi tiến hành xét nghiệm phân lập vi rút cũng cho thấy những mẫu bệnh phẩm dương tính "yếu" đều không ghi nhận có vi rút sống sau nuôi cấy, nghĩa là không lây nhiễm hoặc khả năng lây nhiễm rất thấp. Điều này có ý nghĩa trong việc điều tra dịch tễ, truy vết, khoanh vùng xử lý kịp thời.

Trong trường hợp cần thiết, các xét nghiệm phân lập vi rút, giải trình tự toàn bộ gen, xét nghiệm huyết thanh học và miễn dịch học nên được xem xét chỉ định thực hiện để hỗ trợ cho việc biện luận kết quả, đánh giá diễn tiến bệnh để có thể kết luận và đáp ứng kịp thời.

"Đến nay sự hiểu về Covid- 19 của giới chuyên môn vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt liên qua đến đột biến gen của vi rút. Để đảm bảo hạn chế, loại bỏ mầm bệnh trong cộng đồng, trong giai đoạn hiện nay đối với mỗi trường hợp tái dương tính đều cần phải xử lý như 1 ca bệnh dương tính"- PGS Lân nhấn mạnh.

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19 chiều 27/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những trao đổi về một số trường hợp tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh, cho về nhà.

Theo Quyền Bộ trưởng, những kết quả nghiên cứu của Việt Nam và các nước trên thế giới, chưa có trường hợp nào tái dương có thể lây nhiễm trong cộng đồng. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng việc tái dương tính với SARS-CoV-2 là tình trạng bệnh nhân còn sót lại các vật liệu di truyền.

Quyền Bộ trưởng cho biết, trên tinh thần hết sức thận trọng, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở điều trị Covid-19 trong tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh là bệnh nhân phải có kết quả xét nghiệm âm tính ít nhất 3 lần.

Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn đề nghị các cơ sở y tế phải tiếp tục theo dõi sức khoẻ bệnh nhân trong một thời gian. Khi về nhà, bệnh nhân cũng cần theo dõi thêm 14 ngày. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối với các bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/vien-truong-vien-paster-tphcm-noi-gi-ve-truong-hop-tai-nhiem-covid-19-20200828215125153.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Sertralin được kê đơn ngoại trú khá nhiều. Một số người dùng chưa biết thật rõ, thiếu liên hệ chặt chẽ với thầy Thuốc. Có một số người tự mua dùng nên gặp một số tác dụng không mong muốn.
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY