Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người sống chung với đái tháo đường

Tỷ lệ người bị bệnh đái tháo đường nhưng chưa được chẩn đoán tại Việt Nam là 69,9%. Tỷ lệ bệnh nhân chưa được quản lý bệnh lên tới 71,1%. Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế nên chưa tuân thủ việc kiểm soát và điều trị;

Hội Nội tiết và Đái Việt Nam phối hợp cùng khoa Nội tiết bệnh viện Trung ương Huế và Viện nghiên cứu Dược phẩm Servier Việt Nam (Servier Việt Nam) tổ chức chương trình Sinh hoạt Câu lạc bộ Bệnh nhân nhằm tăng nhận thức về việc kiểm soát và điều trị căn bệnh đái tháo đường. Chương trình với chủ đề “Số 7 – Điều kỳ diệu của bệnh nhân đái tháo đường” đặt mục tiêu năng cao nhận thức cho bệnh nhân, giúp họ chủ động kiểm soát và quản lý bệnh, tăng hiệu quả điều trị lâu dài và phòng ngừa biến chứng.

Được tổ chức nhân Ngày Thế giới phòng chống Đái tháo đường (14/11), “Số 7 – Điều kỳ diệu của bệnh nhân đái tháo đường” nằm trong khuôn khổ dự án Ngày đầu tiên của Servier Việt Nam và cũng khởi đầu cho chuỗi các hoạt động giúp gia tăng nhận thức của cộng đồng về bệnh năm 2019-2020 của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam.

GS.TS Trần Hữu Dàng – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam phát biểu tại chương trình

Thông qua chủ đề “Số 7 – Điều kỳ diệu của bệnh nhân đái tháo đường”, chương trình truyền tải thông điệp về ý nghĩa và tầm quan trọng của con số 7. Theo đó, đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc duy trì chỉ số HbA1C - chỉ số phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết liên tục trong 3 tháng - nhỏ hơn hoặc bằng 7% là vô cùng quan trọng bởi đây chính là mức duy trì hiệu quả điều trị lâu dài cho bệnh nhân đái tháo đường, giúp trì hoãn biến chứng. Số 7 trong chiến dịch mang ý nghĩa kêu gọi cộng đồng hiểu đúng về bệnh đái tháo đường, chủ động tầm soát sớm – kiểm soát đường huyết chặt chẽ.

“Số 7 – Điều kỳ diệu của bệnh nhân đái tháo đường” được triển khai tới hơn 200 bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Huế. Chương trình bao gồm các hoạt động tầm soát do khoa Nội tiết – Bệnh viện trung ương Huế thực hiện, tham gia lễ hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống và nghe các chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường chia sẻ các chủ đề về quản lý bệnh, tư vấn chế độ ăn và sử dụng insulin (một loại hormone được tiết ra từ các tế bào β (beta) ở tuyến tụy) hợp lý trong điều trị đái tháo đường.

Đến với chương trình sinh hoạt “Số 7 – Điều kỳ diệu của bệnh nhân đái tháo đường”, các bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân sẽ được phổ biển những kiến thức phổ thông về bệnh lý đái tháo đường, cách tự chăm sóc, điều trị tại nhà và phát hiện những biến chứng của bệnh, tầm quan trọng của việc hợp tác và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Sự thay đổi nhận thức của người bệnh cũng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bệnh viện quản lý và điều trị tốt bệnh nhân ngoại trú, giảm số lượng bệnh nhân nhập viện, giảm bớt gánh nặng gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân đái tháo đường.

Phát biểu tại buổi sinh hoạt, GS.TS Trần Hữu Dàng – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết: Việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ của bệnh nhân là vô cùng quan trọng trong đó mức HbA1c là chỉ số đại diện cho mức đường huyết trung bình trong 3 tháng. Theo 1 nghiên cứu tại Anh, chỉ cần giảm mức HbA1c 1% sẽ giúp giảm mạnh các nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đoạn chi …. Để tự kiểm soát, bệnh nhân cần trang bị những kiến thức vững chắc về bệnh. Đó là lý do chúng tôi dành cả chương trình của năm nay chỉ để nhấn mạnh với các bệnh nhân và người nhà của họ về sự quan trọng và ý nghĩa của con số 7 trong việc điều trị bệnh lý đầy thách thức này của Việt Nam

Lấy máu đo đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tại chương trình

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (International Diabetes Federation – IDF), năm 2017, thế giới có khoảng 425 triêu người mắc bệnh đái tháo đường. Con số này ước tính sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Đặc biệt, tỉ lệ mắc đang tăng nhanh chóng ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Cũng theo báo cáo mới nhất, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người sống chung với năm 2017. Trong đó, theo kết quả nghiên cứu quốc gia năm 2015 của Bộ Y tế, tỷ lệ người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán là 69,9%. Tỷ lệ bệnh nhân chưa được quản lý bệnh lên tới 71,1%. Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế nên chưa tuân thủ việc kiểm soát và điều trị; nhận thức và năng lực của cơ sở y tế chưa tốt nên mới chỉ tập trung vào hoạt động thăm khám, cung cấp Thu*c mà chưa có các tư vấn tăng nhận thức cho người bệnh trong việc tự quản lý bệnh. Đây là thách thức lớn trong mục tiêu kiểm soát căn bệnh ở Việt Nam.

Nguyễn Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/viet-nam-co-khoang-35-trieu-nguoi-song-chung-voi-dai-thao-duong--n165761.html)

Tin cùng nội dung

  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY