Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Việt Nam đến năm 2025 kiểm soát béo phì

Bộ Y tế đặt mục tiêu từ năm 2022 đến 2025 kiểm soát tình trạng béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây nhiễm ở trẻ em, thiếu niên và người trưởng thành.

Đây là một trong năm mục tiêu được đặt ra tại kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 do bộ y tế ban hành ngày 19/5. trong đó, đến năm 2025, tỷ lệ béo phì, thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn dưới 10%, dưới 19% đối với nhóm 5-18 tuổi, dưới 20% với người trưởng thành; lượng muối tiêu thụ trung bình dưới 8 g một ngày...

Bộ y tế cho biết tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh ở mọi lứa tuổi, ghi nhận cả ở thành thị và nông thôn. trong đó, nhóm trẻ dưới 5 tuổi, gần 10% ở thành thị và hơn 5% ở nông thôn bị thừa cân, béo phì, tăng cao hơn so với tỷ lệ ghi nhận vào năm 2010. ở nhóm người trưởng thành, tỷ lệ thừa cân, béo phì là gần 16% theo thống kê năm 2015 và tiếp tục gia tăng; hơn 4% bị tiểu đường và hơn 30% bị mỡ máu.

Số người thừa cân, béo phì tại việt nam không được công bố.

Trong khi đó, công tác dinh dưỡng chưa được người dân và nhiều địa phương quan tâm đúng mức, theo đánh giá của bộ y tế về thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020. người dân còn thiếu hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý. người dân dễ tiếp cận thực phẩm và đồ uống không lành mạnh hơn vì có thêm cửa hàng thực phẩm, đồ uống chế biến sẵn giá rẻ. những nguyên nhân này được cho là góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì trong nước.

Theo viện dinh dưỡng quốc gia, béo phì là tình trạng tăng cân do tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể. bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, ví dụ gây mất cân đối, nặng nề, chậm chạp, đi lại khó khăn, trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng... người béo phì thường có lượng cholesterol cao, gây xơ hóa lòng mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều loại bệnh khác liên quan.

Ngoài mục tiêu về kiểm soát béo phì, bộ y tế còn đặt ra bốn mục tiêu khác để thực hiện đến năm 2025 gồm: chế độ ăn đa dạng, hợp lý, an ninh thực phẩm cho mọi người, đặc biệt ở nhóm có nguy cơ cao, bệnh nhân; cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, chú trọng vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số; cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng; tăng cường nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia về dinh dưỡng ban hành tháng 1.

Bác sĩ khám béo phì cho trẻ em. ảnh: nutrihome

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/viet-nam-den-nam-2025-kiem-soat-beo-phi-4466065.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là một trong những thủ phạm gây nên các vấn đề suy giảm sức khỏe T*nh d*c ở nam giới.
  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Nên theo dõi mức độ cholesterol cho trẻ từ khoảng 9 đến 11 tuổi, thậm chí từ lúc 2 tuổi đối với trẻ em trong các gia đình có triệu chứng này.
  • Có thể trong một lần nào đó bạn đi siêu âm bụng và bác sĩ cho biết là bạn bị polyp cholesterol. Bạn sẽ tự hỏi: đây là loại bệnh gì, điều trị ra sao, có phòng ngừa được không.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY