Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam: Không thiếu sinh phẩm xét nghiệm COVID-19

Theo Bộ Y tế, trong ngày 30/3 sẽ có 100.000 sinh phẩm để chẩn đoán, xét nghiệm COVID-19, địa phương nào có nhu cầu cần liên hệ với Cục Y tế Dự phòng. Tập trung nhanh việc xét nghiệm, mở nhanh diện xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng dập dịch và điều trị là chiến lược trong giai đoạn hiện nay.

" Anh nào bị bạn gái chê, uống 2 viên trước 10 phút nàng ""yêu"" không rời "Tin tài trợ

Bộ Y tế cho biết không thiếu sinh phẩm xét nghiệm COVID-19, trong đó có gồm cả sinh phẩm để làm xét nghiệm real time RT-PCR, test xét nghiệm nhanh.

Theo đó, trong ngày 30/3, Bộ Y tế sẽ có 100.000 sinh phẩm để chẩn đoán xét nghiệm COVID-19. Các địa phương có nhu cầu số lượng như thế nào có thể nhắn tin cho Cục Y tế Dự phòng, sau đó gửi văn bản sau để Cục tổng hợp nhanh chóng cung cấp cho các địa phương, đảm bảo việc xét nghiệm được nhanh chóng.

Trong ngày 7/4, Bộ sẽ tiếp tục mua thêm 100.000 sinh phẩm nữa để xét nghiệm. Như vậy trong tuần tới, Việt Nam sẽ có 200.000 sinh phẩm để xét nghiệm.

Bộ cũng đã cung cấp một số máy xét nghiệm Real time RT-PCR cho một số địa phương để chủ động trong việc xét nghiệm. Theo đó các phòng xét nghiệm nào có khả năng xét nghiệm được có thể thực hiện ngay mà không cần đợi tuyến trung ương hay Bộ hay các viện cho phép.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, Bộ "bỏ qua tất cả các thủ tục hành chính để đẩy nhanh vấn đề xét nghiệm". Những phòng xét nghiệm khác nếu có mẫu dương tính thì gửi cho 24 đơn vị trên để khẳng định lại.

Hiện nay Bộ Y tế đã cho phép 24 phòng xét nghiệm được phép khẳng định mắc COVID-19. Các phòng xét nghiệm này ngoài tuyến Trung ương như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Paster TP.Hồ Chí Minh, Viện Paster Nha Trang, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... còn có các đơn vị khác như Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Viện Y học dự phòng Quân đội, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của một số tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh và Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ...

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho biết đã nhập 200.000 kit test xét nghiệm nhanh. Số xét nghiệm này sẽ ưu tiên cho những đối tượng trong khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nhóm từ Bệnh viện Bạch Mai đi về các địa phương. Hiện cả nước có khoảng 37.000 người đang được cách ly tập trung. Các địa phương nếu có điều kiện thì làm xét nghiệm real time RT-PCR, nếu không thì đợi test nhanh để làm.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng lưu ý kit test nhanh chỉ dùng sau 7 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh hoặc từ Bệnh viện Bạch Mai đi về. Trước 3 ngày thì độ nhạy, độ đặc hiệu thấp vì đây là test kháng thể không phải kháng nguyên. Cục Y tế Dự phòng sẽ có hướng dẫn sử dụng sinh phẩm cụ thể.

Thu hồi toàn quốc Thu*c chữa viêm loét dạ dày tá tràng không đạt chất lượng

Toàn bộ lô Thu*c Alsoben (misoprostol 200mcg), SĐK: VN-8946-09, số lô: 190020, Ngày SX: 14/03/2019, HD: 13/03/2022 do Công ty Unimed Pharmaceuticals Inc. Korea sản xuất. Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera nhập khẩu bị thu hồi do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Bộ Y tế yêu cầu y bác sĩ tuân thủ chặt việc chống lây nhiễm COVID-19 trong BV

Hiện Việt Nam đã ghi nhận 2 bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới TƯ và nhiều ca liên quan Bệnh viện Bạch Mai mắc COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu cán bộ y tế không được chủ quan, lơ là trong phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế.

Hòa Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/viet-nam-khong-thieu-sinh-pham-xet-nghiem-covid19-1632227.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY