Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Việt Nam phát triển hệ thống khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền

Hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT ở nước ta ngày càng phát triển. Bên cạnh hệ thống công lập, hệ thống ngoài công lập còn kể đến trên 12.000 phòng chẩn trị YHCT do các bác sĩ, y sĩ, lương y, người có bài Thu*c gia truyền. Các phòng chẩn trị, trạm y tế xã đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng YHCT.

Trong hai ngày 5 và 6/9/2019, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 9. Hội nghị lần này nhằm đánh giá kết quả triển khai những nội dung đã được Hội nghị lần thứ 8 đề ra. Đồng thời, tiếp tục thảo luận về những nội dung hợp tác về Y học cổ truyền của các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Phát triển nền y dược cổ truyền trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã trở thành một nội dung hoạt động quan trọng của các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Theo xu thế hiện nay, không chỉ các nước tiểu vùng sông Mekong mà các nước trên thế giới cũng đang nghiên cứu ứng dụng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên cùng các phương pháp chữa bệnh truyền thống không dùng Thu*c trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân loại.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 9, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Hiện nay, Việt Nam có hệ thống bệnh viện Y dược cổ truyền công lập tuyến trung ương và tuyến tỉnh là 65 bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%. Trạm Y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%; 89% trạm y tế xã có vườn Thu*c nam.

Mỗi năm có khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.


Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 9.

Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ KCB y dược cổ truyền

PGS.TS Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có hệ thực vật đa dạng, phong phú xếp hạng thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới, với gần 16.000 loài thực vật đã được tìm thấy trong cả nước, trong đó có 10% là loài đặc hữu.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, hệ thống y dược cổ truyền của nước ta ngày càng được kiện toàn và có nhiều đổi mới. Hệ thống tổ chức nhân lực về y dược cổ truyền từng bước được củng cố đứng đầu là Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có chức năng quản lý và phát triển dược liệu.

Tại các địa phương, cũng đã chủ trương bố trí cán bộ chuyên trách về công tác y học cổ truyền tại các Sở Y tế; số cán bộ chuyên trách tại tuyến huyện tăng lên rõ rệt với tỷ lệ 9,06%.

Bên cạnh đó, là mạng lưới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh y dược cổ truyền ngày càng phát triển. Bên cạnh hệ thống công lập, hệ thống ngoài công lập còn kể đến trên 12.000 phòng chẩn trị y học cổ truyền do các bác sĩ, y sĩ, lương y, người có bài Thu*c gia truyền. Các phòng chẩn trị, trạm y tế xã đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y học cổ truyền - PGS.TS Phạm Vũ Khánh nói.


Người dân được tư vấn chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại triển lãm Y, Dược cổ truyền các nước lưu vực Mekong.

Mạng lưới các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực y dược cổ truyền cũng đã bước đầu được kiện toàn theo hướng phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập khu vực, thế giới. Hoạt động này được định hướng ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường; xây dựng các vùng trồng dược liệu nhằm phát triển kinh tế xã hội; bảo tồn lưu trữ nguồn gen dược liệu và tri thức bản địa.

Ngoài ra, công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhân lực y dược cổ truyền; công tác hợp tác quốc tế cũng được chú trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của y học cổ truyền nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 9 còn có các hoạt động như: Trao giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông; Khai mạc Triển lãm Y, Dược cổ truyền các nước lưu vực Mekong; Hội thảo về các chính sách hỗ trợ phát triển Y dược cổ truyền; Biểu diễn giới thiệu các phương pháp chữa bệnh YHCT dân gian của các nước trong khu vực; Hội thảo Học thuật quốc tế YHCT...

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen-trong-cham-soc-suc-khoe-cong-dong-n163012.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY