Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Việt Nam sẽ dán nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm?

Theo đại diện Bộ Y tế, dán nhãn dinh dưỡng sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe và Bộ Y tế sẽ xem xét việc dán nhãn dinh dưỡng cho mọt số thực phẩm tại Việt Nam.
Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhãn dinh dưỡng vừa được Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức sáng nay 19/4.

Hội thảo là hoạt động hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, tập trung vào các giải pháp hỗ trợ xây dựng môi trường thực phẩm lành mạnh như: ghi nhãn dinh dưỡng công bố minh bạch về thành phần dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần của thực phẩm; thiết lập hệ thống phân loại thực phẩm để xác định các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe; xây dựng các quy định về hạn chế tiếp thị các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Với kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam, chúng tôi cam kết đồng hành cùng Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành triển khai các hoạt động truyền thông đến cộng đồng nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân về thực phẩm và đồ uống tốt hơn cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho người Việt Nam”.

Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam

Các chuyên gia đầu ngành và đại diện Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng, Viện Y tế Công cộng TP.Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội và các đơn vị liên quan đã chia sẻ các bài trình bày và ý kiến về các vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát tiêu thụ thực phẩm, giảm mức tiêu thụ muối, đường, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, cũng như sử dụng hợp lý chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Để thực hiện được điều này, sự triển khai đồng bộ và phối hợp hiệu quả giữa các bên, đặc biệt là giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng, điển hình như các hoạt động nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với tổ chức, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm quốc tế trong việc ghi nhãn dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm.

Tại hội thảo, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trên thực tế, tại Việt Nam, các chính sách, quy định liên quan đến môi trường thực phẩm lành mạnh đã có nhưng vẫn cần hoàn thiện. “Chương trình Sức khỏe Việt Nam” do Chính phủ phê duyệt, trong đó về lĩnh vực dinh dưỡng đã kêu gọi tăng cường phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế, đặc biệt là tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

“Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền giúp người dân biết cách lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có lợi hơn cho sức khỏe, khuyến khích nhà sản xuất chủ động công bố ghi nhãn dinh dưỡng cho người tiêu dùng dễ nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường…”, ông Trương Đình Bắc cho biết.

Cũng trong hội thảo này, bà Susan Kevork, Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Tập đoàn Nestlé khu vực châu Á, châu Đại dương và châu Phi đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế của Tập đoàn trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hiện tại, các sản phẩm của Nestlé đều có công bố thành phần dinh dưỡng trên bao bì, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/viet-nam-se-dan-nhan-dinh-duong-cho-thuc-pham)

Tin cùng nội dung

  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY