Tâm sự hôm nay

Vô cảm – Mầm mống của tội ác

Không biết những người hôi được của mang về sẽ khoe chiến tích ấy với người thân như thế nào? Con cái họ liệu có noi gương của cha mẹ không? Chúng sẽ thành những người con, người công dân ra sao khi cha mẹ ăn cướp?
Không biết những người hôi được của mang về sẽ khoe "chiến tích" ấy với người thân như thế nào? Con cái họ liệu có noi gương của cha mẹ không? Chúng sẽ thành những người con, người công dân ra sao khi cha mẹ ăn cướp?

Trong những năm gần đây, bệnh vô cảm trong một bộ phận không nhỏ người dân đang trở nên trầm trọng. vô cảm có từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở mọi lứa tuổi, ngành nghề với muôn hình vạn trạng mà bất cứ ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy.

Trong bài viết nhỏ này, chỉ xin đề cập đến sự vô cảm qua việc "hôi của" của một số người. Có thể nói, đây là sự vô cảm xấu xa, đáng phải lên án mạnh mẽ. Xin nêu một số sự việc điển hình:

Mới rồi, ngày 4- 12 tại Biên Hòa, Đồng Nai, một xe ô tô chở bia tiger gặp nạn, đổ xuống đường. Hàng trăm người đến "hôi". Có người mang bao tải, cả xe ba gác đến chở bia. Mặc cho tài xế khóc lóc, kêu xin, họ vẫn xúm vào "hôi" bằng được. Được biết sau vụ này, người tài xế phải đền 400 triệu đồng. Thật tội nghiệp! Còn hôi tiền ư? Giữa TP.Hồ Chí Minh tháng 10 vừa qua, một người đàn ông bị cướp 50 triệu đồng mệnh giá 500.000 đồng. Khi giằng co với 4 tên cướp, tiền văng ra đường. Thoát được cướp không bị mất tiền, nhưng ông lại không chống lại được đám đông đi trên đường xông vào cướp tiền của mình rơi trên đường. Cuối cùng gom nhặt lại, ông còn hơn 30 triệu. Gần đây, chị Nguyễn Thị Huệ bị giật giỏ xách tay ngay trước ngân hàng TP Quy Nhơn. 1,2 tỷ đồng văng ra đường, nhiều người xông vào "nhặt". Thế là chị chỉ còn hơn 800 triệu.

Ngày 12-9 vừa qua, trước cửa UBND quận Ba Đình (Hà Nội), Đại sứ quán Hà Lan tổ chức phát tặng áo mưa cho người dân Hà Nội, với mong muốn nâng cao nhận thức chung vì biến đổi khí hậu. Khi đại biểu chưa nói hết câu thì hàng trăm người đổ xô lên sân khấu "cướp" áo mưa từ tay ban tổ chức. Khi xảy ra T*i n*n giao thông hay hỏa hoạn, khổ chủ có khi đang nguy kịch, một số kẻ cũng lợi dụng "hôi của" bằng nhiều hình thức. Người Việt ở nước ngoài cũng còn tranh nhau "ăn hôi"...

Thật đau xót khi nhiều người cho đó là hành động bình thường(!?). Họ ngụy biện: Tôi nhặt tiền rơi trên đường chứ tôi có lấy đâu? Xin thưa rằng: Thực chất hành động của những kẻ này là hành động ăn cướp núp dưới danh người lương thiện "nhặt" của rơi trên đường. Vậy những hành động trên có thể gọi là "hôi", là "nhặt" được không? Giữa thanh thiên bạch nhật, người bị nạn rơi của ra chưa kịp thu lại bị người khác đến lấy. Như thế làm sao gọi là "hôi", mà phải gọi là hành động ăn cướp trắng trợn, vô liêm sỉ.

Tình trang "hôi của" như những trường hợp kể trên thật nguy hại và để lại nhiều hệ lụy. Không biết những người hôi được của mang về sẽ khoe "chiến tích" ấy với người thân như thế nào? Con cái họ liệu có noi gương của cha mẹ không? Chúng sẽ thành những người con, người công dân ra sao khi cha mẹ ăn cướp? Cha mẹ của những đứa trẻ "hôi" được của sẽ ứng xử thế nào với con? Nếu hỉ hả, có nghĩa là họ đã nuôi mầm ác cho con trẻ. Ai bảo sau này chúng sẽ không bất nhân với người sinh ra chúng? Gieo nhân nào, hái quả ấy là như thế.

Với nạn nhân bị "hôi", còn đâu niềm tin vào cuộc đời, vào cộng đồng? Họ cũng sẽ phải cảnh giác, phải nghi ngờ, thậm chí căm ghét và sống ác với tất cả. Như vậy, xã hội sẽ tràn lan cái ác, cái xấu, không còn: "Người yêu người, sống để yêu nhau" thì còn gì đáng sợ hơn! Và nữa, thể diện quốc gia bị tổn thương khi người nước ngoài chứng kiến hoặc xem clip về "hôi của". Không thể đổ lỗi cho cái nghèo mà đi cướp của. Những đạo lý cao đẹp ông cha ta đã dạy: "Giấy rách phải giữ lấy lề", "Đói cho sạch rách cho thơm", "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" đã bị chà đạp. Nếu nói nghèo, khi đất nước còn chiến tranh hay thời bao cấp, mức độ nghèo đói còn gấp nhiều lần bây giờ chứ. Vậy mà người ta vẫn thật thà, thân thiện với nhau. Trộm đạo hiếm lắm. Nhà có phải cửa đóng then cài, tường cao rào kín như giờ đâu.

Tình trạng hôi của như trên cho thấy sự vô cảm đến tàn ác của một số người. Thái độ thờ ơ của con người với cái sống, cái ch*t, trước hoạn nạn của người khác mà không thấy day dứt, thương cảm thật đáng sợ! Tranh thủ người khác bị gặp nạn mà xâu xé thì hỏi còn gì là lương thiện? Đó là sự bất nhân! Những hành động hôi của này xuất phát từ những thói xấu của một bộ phận dân mình là: Gian - Tham - Hèn - Ác! Nó chứng tỏ đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

vô cảm chính là hậu quả của lối sống thực dụng, những giá trị đạo đức đang bị bào mòn, thiếu khuyết, là mầm mống của tội ác. Điều này lý giải phần nào về sự gia tăng những vụ trọng án những năm gần đây. Đây chính là nỗi lo của xã hội, là lực cản đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, cần tuyên chiến với bệnh vô cảm và có "Thu*c đặc trị" để loại bỏ căn bệnh nguy hại này khỏi cộng đồng!

Nhà giáo Trịnh Thị Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vo-cam-mam-mong-cua-toi-ac-8390.html)
Từ khóa: vô cảmtội ác

Chủ đề liên quan:

tội ác vô cảm

Tin cùng nội dung

  • Bộ Y tế đã ban hành Công văn 3105/BYT-BM-TE chấn chỉnh việc sử dụng phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai.
  • Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không áp dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong các trường hợp sản phụ có rau tiền đạo, rau bong non, rau cài răng lược, dọa vỡ tử cung, sản giật, suy thai cấp...
  • Sao cứ thấy con gái độc thân lại gắn mác quot;Ếquot;, trong khi có người chọn sống như vậy. Tôi chỉ cần gật đầu đại một anh là coi như hết quot;Ếquot; nhưng đâu thích làm thế.
  • Câu hỏi ở đây là ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi để 5.000 hộ dân mất tiền mua nước mà vẫn ngày ngày bị đầu độc bởi nước bẩn.
  • Thời gian gần đây truyền thông trong nước thường đồng loạt ca ngợi nhiều hiệp sỹ bắt cướp như là những tấm gương đáng để học tập trong bối cảnh con người sống vô cảm hiện nay, nhưng hóa ra họ lại vô tình khích lệ những người không được đào tạo chuyên môn làm những việc thực sự nguy hiểm.
  • Báo chí đã đưa những hình ảnh đau lòng “khuôn mặt rạng rỡ của người đi hôi của”; “người dân cười hỉ hả khi hôi của được nhiều bia”… trong vụ một chiếc xe tải chở bia gặp T*i n*n khiến cho cả nghìn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Hôi của còn hơn cả sự vô cảm. Đó là tội ác!
  • (SucKhoeDoiSong.vn) - Ở nước ngoài, người ta họp, thảo luận, báo cáo là chính và thường là chất lượng; ăn uống, gặp mặt chỉ là phụ. Còn ở VN ngược lại, nhiều khi quá đà.
  • Nếu phỏng vấn bất cứ ai, chắc chắn 100% không ai nhận mình là “vô cảm”, thế nhưng thực tế, sự vô cảm đã thành đại dịch trong cuộc sống như là sự xuống cấp của đạo đức xã hội
  • Thỉnh thoảng đọc báo lại giật mình, chuyện 1 người sắp ch*t do T*i n*n bị bỏ mặc, 1 người bị thương do ngã xe nằm im bên đường, mọi người vẫn vội vã vọt qua, đám đông bu vào đông dần và bàn tán...
  • Khi bàn về bệnh vô cảm, có anh nhà báo người Việt định cư tại Anh nói với tôi ,”ở nước mình, vô cảm mới sống được. “Sẵn lòng” quá dễ vạ lây. Anh đã từng đưa người say rượu T*i n*n bị bỏ mặc ngoài đường đi cấp cứu rồi bị cả làng cả tổng nhà họ đánh đuổi vì nghĩ anh là thủ phạm.” Tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện đó, trong lòng không nguôi day dứt một câu hỏi “Người Việt vô cảm vì đâu?”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY